Bộ Tài chính: Kinh tế có chiều hướng xấu, nhìn qua thu ngân sách

28/10/2022 10:01 Thương trường KHÁNH PHƯƠNG
Bộ Tài chính cho biết thu ngân sách những tháng gần đây một phần phản ánh tình hình kinh tế xấu đi, cùng biến động trên thị trường tài chính ngân hàng.

Theo đó, thu ngân sách 9 tháng đầu năm tưởng như mạnh mẽ và năm nay vượt xa dự toán nhưng có nhiều điểm còn phải xem kỹ.

Kinh tế đã diễn biến nhanh theo chiều hướng xấu

Hôm nay (28/10), Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế, xã hội, ngân sách.

Trước đó, tập hợp ở các tổ thảo luận cho thấy ý kiến đại biểu cho rằng, thu ngân sách 2022 ước vượt khá lớn, khoảng 202.400 tỷ đồng, tương đương hơn 14% so với dự toán, cho thấy việc dự báo còn bất cập, chưa sát thực tế. Các đại biểu cũng đề nghị đánh giá khả năng thu ngân sách, nhiều khoản thu còn dư địa tăng thêm như dầu thô, xuất nhập khẩu.

Gửi báo cáo giải trình đến từng vị đại biểu, Bộ Tài chính cho rằng, việc đánh giá ước thu năm 2021 làm cơ sở xây dựng dự toán thu ngân sách 2022 thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Vì thế, dự toán thu năm nay trình Quốc hội chỉ tăng 3,4% so với ước thực hiện thu ngân sách 2021 là khá thận trọng.

Tuy kết quả thu 9 tháng tích cực, đạt 94% dự toán, song theo Bộ Tài chính, thực tế những tháng gần đây tình hình kinh tế đã diễn biến nhanh theo chiều hướng xấu, cùng một số biến động trên thị trường tài chính - ngân hàng, khiến sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn. Số thu một số ngành, lĩnh vực đang giảm dần từ tháng 7 trở đi.

Bộ dẫn chứng, mức thu bình quân 7 tháng đầu năm đạt hơn 11% dự toán một tháng, nhưng sang tháng 8 chỉ đạt 9,2% dự toán và tháng 9 mức thu giảm gần 50%, chỉ đạt 6,7% dự toán. Trong đó, thu nội địa (không gồm tiền sử dụng đất) bình quân 5 tháng đầu năm thu đạt 11% dự toán, khoảng 114.000 tỷ đồng một tháng, nhưng từ tháng 6 đến nay mức này đạt dưới 6%.

Bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có biến động nhanh, vượt xa dự báo, thì đánh giá thu ngân sách 2022 làm cơ sở xây dựng, điều hành chính sách tài khoá và dự toán 2023 như Chính phủ báo cáo là phù hợp, Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Cơ quan giải trình cũng cho biết, trong điều hành Chính phủ sẽ chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và tận dụng các cơ hội của hội nhập; đẩy mạnh quản lý thu, chống thất thu và phấn đấu thu đạt mức cao hơn số báo cáo Quốc hội.

Về khoản thu từ dầu thô, ước năm 2022 vượt 39.800 tỷ đồng so với dự toán, song theo Bộ Tài chính, số thu này hiện cũng chững lại do thực tế giá dầu thô giảm khá nhiều so với mức đỉnh, và dự báo có thể ở mức thấp từ nay đến cuối năm.

Với thu từ xuất nhập khẩu, 9 tháng đầu năm dịch bệnh được kiểm soát tốt, tạo đà phục hồi kinh tế. Mặt khác, xung đột Nga - Ukraine làm giá dầu tăng mạnh so với dự kiến, bình quân 9 tháng khoảng 107,05 USD một thùng, kéo theo giá hàng hoá khác tăng. Nhờ đó, giá trị tính thuế xuất nhập khẩu tăng nên khoản thu từ thuế này tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 328.832 tỷ đồng.

Nhưng tương tự các loại thuế khác, số thu thuế này cũng trong xu hướng giảm trong quý 3, giảm 7,8% so với quý 1 và 13,5% so với quý 2. Lý do, sản xuất kinh doanh của một số lĩnh vực khó khăn, kim ngạch xuất - nhập khẩu giảm. Trong đó, quý 4/2022 còn phải hoàn thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập linh kiện ô tô, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ khi xuất khẩu sản phẩm theo Nghị định 101/2021 và Nghị định 18/2021, khoảng 4.000 tỷ đồng.

Bên cạnh nội dung trên, khi thảo luân tại tổ, nhiều đại biểu còn cho rằng, thu ngân sách tăng nhưng cơ cấu tăng này chưa bền vững, tỷ trọng thu từ đất còn lớn.

Theo Bộ Tài chính thì quy mô thu ngân sách nhà nước (NSNN) 5 năm 2016-2020 đạt bình quân 25,2%GDP, tăng so với bình quân giai đoạn 2011-2015 (23,6%GDP); tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt 85,6% tổng thu NSNN so với bình quân giai đoạn 2006-2010 (59,5%) và giai đoạn 2011-2015 (68,7%), đã góp phần bù đắp xu hướng giảm thu từ dầu thô và thu từ thuế xuất, nhập khẩu (tỷ trọng 2 khoản thu này trong tổng thu NSNN đã giảm mạnh từ mức bình quân 38,3% giai đoạn 2006-2010, xuống 30% giai đoạn 2011-2015 và 17,5% giai đoạn 2016-2020).

Riêng 2 năm 2021 và 2022, trước các diễn biến bất thường của dịch COVID-19, tác động nghiêm trọng tới kinh tế - xã hội; phải thực hiện nhiều giải pháp miễn, giảm thu với quy mô khá lớn; nên quy mô thu NSNN bình quân chưa đến 23% GDP tính theo cùng mặt bằng trước điều chỉnh GDP.

Đồng thời, căng thẳng Nga – Ucraina, dẫn tới sự leo thang của giá dầu thô (giá dầu thanh toán bình quân 9 tháng đạt khoảng 107,05 USD/thùng, tăng 47,05 USD/thùng so dự toán), sự bùng phát lạm phát trên thế giới, dẫn tới tăng thu dầu thô, tăng thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu; nên tỷ trọng thu dầu thô và thu cân đối xuất nhập khẩu/tổng thu NSNN tăng. Mặc dù tỷ trọng thu nội địa có giảm, nhưng vẫn ở mức trên 80% (năm 2021 là 83,2%; năm 2022 đánh giá 80,1%, nếu tính cả yếu tố miễn, giảm thì tỷ trọng là 81,1%).

Bộ cũng giải trình, tỷ trọng các khoản thu nhà đất trong tổng thu ngân sách 2-3 năm trở lại đây có tăng, bình quân khoảng 14%. Song tăng chủ yếu vì tổng thu ngân sách, nhất là thu nội địa khó khăn trước tác động của dịch COVID-19, và thực hiện miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, tiền thuê đất… Thực tế, tốc độ tăng các khoản thu từ đất bình quân 3 năm (2020-2022) ở mức 6,3% một năm.

Số tăng thu ngân sách năm 2022 ước vượt dự toán khoảng 202.400 tỷ đồng, Bộ Tài chính nhìn nhận, tăng ở tất cả các lĩnh vực thu, ở các khu vực kinh tế. Trong đó, 3 khu vực kinh tế, số vượt thu là trên 34.000 tỷ đồng, chiếm 29,6% số vượt thu nội địa, là kết quả tích cực trong bối cảnh kinh tế xã hội chịu trác động của dịch hai năm qua và miễn, giảm nhiều loại thuế, phí…

Nợ thuế tăng lên

Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết, nợ thuế tăng, tới cuối tháng 9 khoảng 126.500 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, nợ có khả năng thu là 60.000 tỷ đồng, tăng 0,2% so với cùng kỳ 2021; tiền chậm nộp 22.900 tỷ đồng (18%) và nợ thuế không có khả năng thu hồi 25.500 tỷ đồng (20%).

Mặc dù số tổng nợ thuế tăng, song theo Bộ Tài chính, số nợ có khả năng thu hồi so tổng nợ thuế đã giảm, từ mức 66% năm 2016 về còn 47,6% vào cuối 2019 và 9 tháng đầu năm 2022 tăng không đáng kể so với cùng kỳ. Các khoản nợ liên quan tới đất là 18.700 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ 2021.

Việc số nợ thuế có khả năng thu hồi tăng trong 2 năm qua, kéo dài sang 2022, cơ quan giải trình cho biết chủ yếu do dịch COVID-19 nghiêm trọng, thực hiện các giải pháp về thuế (gia hạn thời hạn nộp thuế) cho các đối tượng chịu tác động. Việc này dẫn tới số nợ thuế tăng dồn vào các năm sau. Bên cạnh đó cũng phát sinh tăng tiền chậm nộp do tính lãi 0,03% một ngày trên tổng số tiền nợ thuế.

Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo tăng giải pháp để thu hồi nợ đọng thuế, như công khai các doanh nghiệp nợ thuế lớn, cưỡng chế hoá đơn, tài khoản… Luỹ kế tới cuối tháng 9/2022, thu hồi nợ thuế đạt 25.600 tỷ đồng, khoảng 61% kế hoạch.

Với tiền chậm nộp phát sinh, việc xử lý khoản tiền này làm số nợ thuế “trở nên thực chất hơn”. Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, 9 tháng đầu năm xử lý được 2.400 tỷ đồng, lũy kế đến cuối tháng 9 đạt 34.800 tỷ đồng (khoanh nợ tiền thuế 28.200 tỷ; xoá nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp 6.600 tỷ).

Các tin khác

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

Sau khi khấu trừ các chi phí, Hoàng Anh Gia Lai lỗ thuần 163 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ công ty ghi nhận lợi nhuận khác hơn 247 tỷ đồng. Kết quả, Hoàng Anh Gia Lai báo lãi ròng 113 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Doanh nghiệp bất động này đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng. Được biết, đây là lần thứ 2 trong tháng 7 doanh nghiệp thông báo về việc trái chủ đồng ý hoán đổi tài sản khác.
Doanh thu của Vietnam Airlines  tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Doanh thu của Vietnam Airlines tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt doanh thu hơn 44.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.
Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

HĐQT CTCP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) mới đây đã thông qua phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu với tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng.
BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

Quý II/2023, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) gặp khó khi ghi nhận doanh thu sụt giảm 167 lần so với cùng kỳ, xuống chỉ còn vỏn vẹn 5 tỷ đồng.
Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí đã chính thức huỷ niêm yết trên sàn.
Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Bộ Công Thương mới đây đổi phương án đề xuất, tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) khỏi EVN để lập công ty TNHH MTV, thay vì là đơn vị sự nghiệp.
Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Trước đó Chứng khoán Bảo Việt cũng đã đăng ký bán giải chấp 15 triệu cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Tập đoàn Egroup.
Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Việc hàng chục cửa hàng xăng dầu dừng hoạt động đã gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp nhiên liệu phục vụ nhu cầu đi lại.
Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Chứng khoán Bảo Việt dự kiến bán 15 triệu cổ phiếu IBC do Tập đoàn Giáo dục Egroup sở hữu. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 22/6 - 12/7 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Bình Thuận cần quyết liệt giải quyết các vướng mắc, đặc biệt là về pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

Cuối tháng 11/2022, VinFast đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của hãng khi lô xe điện đầu tiên gồm 999 chiếc VinFast VF8 bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ.
EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

Sau khi tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã bố trí nhân sư trực tiếp điều hành A0.
Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã xử phạt 7,5 triệu đồng với cựu Chủ tịch Bamboo Airways do đã có hành vi đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự của một chủ tịch nhà băng.
Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Công ty TNHH Xây dựng phát triển Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá quyền khai thác mỏ đất diện tích 10ha, tài nguyên dự báo khoảng 900.000m3 đất với giá 10,485 tỷ đồng, gấp 5,8 lần so với giá khởi điểm.
Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Nhất Tín và A Ba trong danh mục đầu tư của Mekong Capital đều báo lỗ trong năm 2022. Mức lỗ lần lượt của hai công ty này là 25 tỷ đồng và 46 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Nhận định chung về nền kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu.
Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập

Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập

Thông tin trên được Chính phủ nêu trong báo cáo gửi Quốc hội về đánh giá bổ sung kinh tế xã hội 2022, tình hình năm 2023. Nội dung này sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp khai mạc ngày 22/5.
Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm

Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như Manulife Việt Nam hay AIA Việt Nam mỗi năm đều chi hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng cho hoạt động truyền thông.
Xem thêm
Phiên bản di động