Bộ Xây dựng nêu lý do loạt bộ, ngành chậm di dời khỏi nội đô

01/11/2022 12:31 Nhà ở Vạn Xuân
Theo Bộ trưởng Xây dựng, hiện nay, công tác di dời trụ sở Bộ ngành triển khai chậm do đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn và các Bộ, ngành, Thành phố Hà Nội chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng các đề án di dời.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết tại Báo cáo một số nội dung về các nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng gửi tới các đại biểu Quốc hộitại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.

Tại báo cáo trên, Bộ trưởng Xây dựng cho biết, thực hiện nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030, Bộ Xây dựng đã thực hiện rà soát 36 cơ quan Trung ương thuộc đối tượng quy hoạch (18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan đoàn thể Trung ương) để xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể.

Bộ Xây dựng cũng đã xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ về các phương án quy hoạch; trong đó, đã xác định số lượng cơ quan cần di dời, địa điểm và phương án quy hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện quy hoạch.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bố trí hệ thống trụ sở bộ, ngành theo đề xuất của Bộ Xây dựng, trong đó chỉ đạo tập trung phát triển tại khu Tây Hồ Tây (khoảng 35ha) và một phần tại khu vực Mễ Trì. Phương án di dời gồm 2 nhóm.

Nhóm thứ nhất: Các cơ quan đã xây dựng trụ sở tại vị trí mới và cải tạo chỉnh trang tại chỗ, bao gồm 23 cơ quan, trong đó 8 cơ quan đã được bố trí quỹ đất và thực hiện đầu tư xây mới (Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; TW Hội Nông dân) và 15 cơ quan thực hiện cải tạo tại chỗ (Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước; Văn phòng Chính phủ; Viện hàn lâm KHXHVN; Viện Hàn lâm KHKTVN; Đài tiếng nói Việt Nam; Đài truyền hình Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và TW Hội cựu chiến binh Việt Nam).

Nhóm thứ hai: Các cơ quan đề xuất di dời, gồm 13 cơ quan: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa thể thao và du lịch; Bộ Thông tin truyền thông; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Ngày 19/5/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 658/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, trong đó giao Bộ Xây dựng tổ chức Cuộc thi ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở làm việc của các bộ, ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây làm cơ sở lập, hoàn thiện đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở bộ, ngành.

Đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành tổ chức Cuộc thi tuyển Ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể khu trụ sở làm việc các bộ ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây. Trên cơ sở kết quả thi tuyển, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo hoàn thiện Đồ án Quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ ngành Trung ương, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

“Hiện đang triển khai lấy thêm ý kiến cộng đồng dân cư tại các khu đất thuộc phạm vi ranh giới nghiên cứu lập đồ án quy hoạch (phường Mễ Trì và Trung Văn quận Nam Từ Liêm, phường Xuân La quận Tây Hồ, phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm). Công tác này dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 11/2022, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022 để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo”, Bộ trưởng Xây dựng cho biết.

Chậm di dời do nhu cầu vốn rất lớn

Đáng chú ý, tại báo cáo trên, đề cập đến khó khăn, tồn tại trong việc di dời các trụ sở trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay, công tác di dời còn triển khai chậm do đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn. Nguồn vốn thực hiện công tác di dời và xây dựng cơ sở mới chưa được bố trí, chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng (cơ chế chính sách, sử dụng quỹ đất sau khi di dời, hình thức huy động nguồn lực, phối hợp các cơ quan liên quan).

Ngoài ra, các Bộ, ngành và Thành phố Hà Nội chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng các đề án di dời theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời).

Do đó, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, tại Văn bản số 1445/BXD-QHKT ngày 26/4/2022, Bộ Xây dựng đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương và Thành phố Hà Nội cần thúc đẩy tiến độ lập các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, xác định danh mục cơ sở cần phải di dời, lộ trình di dời, biện pháp thực hiện và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời theo nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đồng thời, chỉ đạo Bộ Tài chính tăng cường phối hợp với các Bộ ngành, UBND TP.Hà Nội, các tỉnh trong vùng Thủ đô xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời, đảm bảo phù hợp với mục tiêu của Quyết định số 130/QĐ-TTg, quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

UBND TP.Hà Nội khẩn trương triển khai thực hiện công tác rà soát, lập nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp; lập quy hoạch phân khu đô thị, xác định việc sử dụng quỹ đất phù hợp, hiệu quả, tuân thủ định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch vùng có liên quan; đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo các yêu cầu về không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bảo vệ và phát huy công trình kiến trúc có giá trị.

Các tin khác

Đề nghị Bộ Xây dựng không nên tiếp tục đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Đề nghị Bộ Xây dựng không nên tiếp tục đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị Bộ Xây dựng xem xét không nên tiếp tục đề xuất “quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn” trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây.
Bất động sản dưỡng lão có dư địa phát triển lớn nhưng cung không đủ cầu

Bất động sản dưỡng lão có dư địa phát triển lớn nhưng cung không đủ cầu

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã bắt đầu tham gia vào việc phát triển loại hình bất động sản dưỡng lão. Tuy nhiên thị trường vẫn "khát" phân khúc nhà ở này.
Sở hữu nhà chung cư là vấn đề nhạy cảm, phải bắt đúng "bệnh" để có đối sách phù hợp

Sở hữu nhà chung cư là vấn đề nhạy cảm, phải bắt đúng "bệnh" để có đối sách phù hợp

Đó là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đối với nội dung quyền sở hữu nhà chung cư tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Người thuê nhà dưới 15m2 có thể không được đăng ký thường trú ở Hà Nội

Người thuê nhà dưới 15m2 có thể không được đăng ký thường trú ở Hà Nội

UBND TP Hà Nội dự kiến quy định người đi thuê nhà muốn đăng ký thường trú trong nội thành phải có diện tích ở tối thiểu 15m2, tại các huyện phải có diện tích ở tối thiểu là 8m2.
Thuế chuyển nhượng bất động sản tính thế nào theo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi?

Thuế chuyển nhượng bất động sản tính thế nào theo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi?

Thông tư số 13 quy định chi tiết về giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
Nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội

Nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa "báo tin mừng" về tính khả thi của mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp của Chính phủ.
Hệ số K để bồi thường đất ở tại TP.HCM cao nhất là 25 lần so với bảng giá đất

Hệ số K để bồi thường đất ở tại TP.HCM cao nhất là 25 lần so với bảng giá đất

Trước đó, năm 2022, hệ số K để bồi thường đất ở cao nhất là 15 lần so với bảng giá đất do Nhà nước ban hành.
Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất: Sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất: Sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Chính phủ vừa có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đưa ra một phương án duy nhất, đó là sở hữu nhà chung cư có thời hạn.
Hà Nội sắp đấu giá hàng loạt khu đất trong tháng 3/2023

Hà Nội sắp đấu giá hàng loạt khu đất trong tháng 3/2023

Theo kế hoạch, trong tháng 3 năm nay, nhiều địa phương của Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng đất là đất ở với thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài.
Chính phủ đề xuất triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất bình quân trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường.
Chính phủ: Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản

Chính phủ: Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó có đề cập đến giải pháp, nhiệm vụ quan trọng về nguồn vốn tín dụng đối với doanh nghiệp bất động sản.
Sửa Luật Đất đai: Đề nghị giới hạn mức tăng tiền thuê đất hàng năm

Sửa Luật Đất đai: Đề nghị giới hạn mức tăng tiền thuê đất hàng năm

Nhiều chuyên gia đặc biệt quan tâm đến chế định chuyển từ thuê đất trả tiền một lần sang thuê đất trả tiền hàng năm tại Luật Đất đai (sửa đổi).
Cần quan tâm dự án bất động sản trung và cao cấp sắp hoàn thành thiếu vốn bị tắc nghẽn

Cần quan tâm dự án bất động sản trung và cao cấp sắp hoàn thành thiếu vốn bị tắc nghẽn

Đó là đề xuất của ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.
Thảo luận vấn đề "nóng" ngành bất động sản tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần III

Thảo luận vấn đề "nóng" ngành bất động sản tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần III

Các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp ngành bất động sản cùng nhau thảo luận để nhận diện những nút thắt về pháp lý, nguồn vốn, chính sách phát triển nhà ở xã hội… tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần III và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023 do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức.
Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

Những khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay được gói gọi trong bốn chữ “tài chính, pháp lý", trong đó có đến 65% khó khăn về mặt pháp lý là nhận định của các chuyên gia.
Tác động từ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS đến thị trường BĐS

Tác động từ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS đến thị trường BĐS

Đây là vấn đề được PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến đưa ra tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần III diễn ra tại Hà Nội sáng nay 10/3/2023.
TS. Cấn Văn Lực: Năm 2022 là năm "họa vô đơn chí" với thị trường bất động sản

TS. Cấn Văn Lực: Năm 2022 là năm "họa vô đơn chí" với thị trường bất động sản

T.S Cấn Văn Lực gọi năm 2022 là năm “họa vô đơn chí” đối với ngành bất động sản và nếu không có giải pháp vượt qua những thách thức lớn, ngành bất động sản sẽ đánh mất khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay.
Hưng Yên “san sẻ” gánh nặng nguồn cầu nhà ở cho Hà Nội

Hưng Yên “san sẻ” gánh nặng nguồn cầu nhà ở cho Hà Nội

Trong điều kiện các dự án cơ sở hạ tầng đang và sẽ được triển khai, kinh tế tăng trưởng và quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh, Hưng Yên đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực.
Hà Nội dự kiến thu hồi 106 ha đất siêu dự án xây thành phố thông minh 4,2 tỷ USD

Hà Nội dự kiến thu hồi 106 ha đất siêu dự án xây thành phố thông minh 4,2 tỷ USD

Năm 2023, Hà Nội dự kiến thu hồi 106 ha đất tại các xã thuộc huyện Đông Anh để thực hiện siêu dự án thành phố thông minh với vốn đầu tư 4,2 tỷ USD.
Sở hữu nhà chung cư có thời hạn: Không đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân

Sở hữu nhà chung cư có thời hạn: Không đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân

Đây là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) khi nhận định nguyện vọng của đa số người dân mua căn hộ nhà chung cư gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định lâu dài muốn được sở hữu nhà chung cư không xác định thời hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động