BHXH Việt Nam hướng dẫn giải quyết hưởng BHXH một lần |
Ảnh minh hoạ |
Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).
Theo tinh thần chính của cải cách tiền lương là "bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ lương mới, theo đó mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới". Như vậy, từ ngày 1/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ phát sinh một số vấn đề liên quan đến dự thảo luật như sau:
Thứ nhất, do bãi bỏ mức lương cơ sở nên không còn căn cứ điều chỉnh tiền lương đóng BHXH để tính lương hưu; không còn căn cứ để tính hưởng một số chế độ BHXH (một số khoản trợ cấp BHXH dựa trên lương cơ sở) và một số chế độ quy định ở các luật khác trong các lĩnh vực. Cụ thể như khen thưởng; bảo hiểm y tế; chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; huy động dân quân tự vệ; lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở...
Thứ hai, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của nhóm đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định sẽ tăng lên so với hiện hành, dẫn đến tiền đóng BHXH cũng tăng đáng kể, điều này sẽ làm tăng phần chi ngân sách Nhà nước đóng cho những đối tượng này.
Thứ ba, phát sinh chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024 nếu không thực hiện điều chỉnh cho người nghỉ hưu trước thời điểm này khi thực hiện cải cách tiền lương.
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: "Nếu nghỉ hưu sau thời điểm thực hiện cải cách tiền lương từ 4-6 năm thì lương hưu của người nghỉ hưu sau khi thực hiện chính sách tiền lương đã tăng 40-50% so với những người nghỉ hưu trước đó…".
Để chuẩn bị cho những vấn đề phát sinh, ngày 12/4/2024, Chính phủ có báo cáo đánh giá tác động của chính sách tiền lương mới đến việc thực hiện chính sách BHXH và đề xuất các quy định có liên quan trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong đó, Chính phủ đề xuất phương án cụ thể sửa đổi Điều 62 và Điều 63 của Luật BHXH năm 2014 được thể hiện tại Điều 76 và Điều 77 của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chỉnh lý và cho phép riêng quy định này được áp dụng từ ngày 1/7/2024 để đồng bộ, thống nhất với thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Tuy nhiên, dự luật không quy định chi tiết mà giao Chính phủ quy định việc tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH khi Nhà nước thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
Về khoảng trống pháp lý trong thời gian chờ Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện các chế độ BHXH hiện đang gắn với mức lương cơ sở.
Để cụ thể hóa đề xuất nhằm tiếp tục thực hiện các chế độ BHXH hiện đang gắn với mức lương cơ sở, đồng thời tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc không nên quy định thành số tiền tuyệt đối, mà nên sử dụng một căn cứ khác thay thế, Chính phủ đề xuất sử dụng mức tham chiếu tính BHXH.
Mức tham chiếu tính BHXH được tính bằng 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2024 thay thế cho mức lương cơ sở để thực hiện BHXH theo quy định tại Luật BHXH năm 2014 và để thực hiện BHXH theo quy định của luật này.
Mức tham chiếu tính BHXH được điều chỉnh theo quy định của Chính phủ trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.
Chiều 17/5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), với sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ Công đoàn. Tại hội nghị, các đại biểu là các chuyên gia, cán bộ Công đoàn đã tập trung đóng góp các ý kiến liên quan đến các nội dung trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) như: Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; các hành vi bị nghiêm cấm; trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc và các biện pháp xử lý vi phạm về trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội; cơ chế để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động; tác động của việc thực hiện chính sách tiền lương mới đến quy định BHXH,... |
Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nói về ảnh hưởng của cải cách tiền lương đến chính sách Bảo hiểm xã hội
Từ ngày 1/7, tiền lương trung bình của công chức, viên chức khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ cao hơn khoảng 30% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng). Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng. Ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng. |
Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH: Bộ Tài chính đề nghị tính toán lại mức phù hợp Bộ Tài chính đề nghị Bộ LĐ-TB&XH xem lại đề xuất tăng lương hưu, các khoản trợ cấp vì kinh phí tăng lên vượt khả ... |
Trường hợp nào NLĐ dừng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần ngay? Có 4 trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần ngay mà không phải chờ một năm sau khi chấm dứt đóng ... |
Công ty nợ BHXH, người lao động có được huỷ quá trình đóng để rút chế độ một lần? Hiện tại, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) không có quy định về việc hủy thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm ... |