“Cần xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu trong năm 2024”
![]() |
Nhiều chuyên gia cho rằng cần xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu trong năm 2024. |
Tuy nhiên, mức tăng lương , thời điểm áp dụng cần tính toán để đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp…
Theo quy định, thông thường mức lương tối thiểu vùng được Hội đồng Tiền lương Quốc gia xem xét, điều chỉnh sau một năm thực hiện. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm trì hoãn tăng lương (từ năm 2020) do đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh, việc làm và đời sống của người lao động, đến năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về việc tăng lương tối thiểu vùng ngay từ ngày 1/7/2022 thay vì 1/1 hằng năm.
Mức tăng là 6%, kéo dài đến ngày 31/12/2023. Lần đầu tiên, quy định về mức lương tối thiểu theo giờ cũng đã được ban hành.
Ông Lê Đình Quảng, thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) nhìn nhận, với những yếu tố về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, mức sống tối thiểu của gia đình người lao động và người hưởng lương thì có thể nói đủ điều kiện để xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2024.
“Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn nên việc xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu như thế nào, mức bao nhiêu, áp dụng vào thời điểm nào là cần tính toán, bởi thông thường các điều chỉnh hầu hết đều áp dụng từ ngày 1/1 hằng năm”, ông Lê Đình Quảng nói thêm.
Trong khi đó, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cũng là nguyên Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho rằng, hiện cần đánh giá việc tăng lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 38 thực hiện từ ngày 1/7/2022 có tác động thế nào đến đời sống người lao động.
Theo ông, điều quan trọng nhất là tăng lương ở doanh nghiệp thì gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thị trường lao động giữa cung và cầu; khả năng chi trả của doanh nghiệp. Cùng với đó, cũng cần tính đến bối cảnh thị trường lao động trong nửa đầu năm 2023 khi có hơn 500.000 người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, các doanh nghiệp cũng đang gặp thách thức lớn.
“Cần tính khía cạnh của thị trường, doanh nghiệp, quan điểm của Nhà nước để từ đó xem xét việc có tăng lương tối thiểu vùng hay không. Nếu tăng lương thì ở mức nào. Cố gắng thực hiện tăng lương từ đầu năm tài chính để doanh nghiệp còn chuẩn bị và đưa vào kế hoạch thực hiện”, vị nguyên Thứ trưởng lưu ý thêm.
Các tin khác

Năm 2024, bất động sản diễn biến ra sao?

HoREA kiến nghị 9 giải pháp về tín dụng nhằm hỗ trợ hiệu quả thị trường bất động sản

Agribank cùng Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp cung ứng vốn cho nền kinh tế

Techcombank hoàn thành 78% kết quả kinh doanh sau 9 tháng 2023

SHB tiếp tục giảm lãi suất cho vay tới 2%/năm hỗ trợ khách hàng

Cuối năm, nhiều ngân hàng “ráo riết” rao bán nợ xấu là loạt bất động sản

VPBank NEOBiz được Global Banking Finance Review vinh danh

Techcombank tăng trưởng CASA 2 quý liên tiếp, “hé lộ” 3 lợi thế khác biệt

OPES hợp tác cùng Microsoft đẩy mạnh bảo hiểm số

SHB tiếp tục được vinh danh “Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất”

10 tháng đầu năm, hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể

Lãi suất thế giới tăng, nhưng lãi suất cho vay nước ta đã thấp hơn trước đại dịch Covid

MB lãi gần 19.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng thêm 4 triệu khách hàng mới

Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn không nhận lương dù doanh nghiệp báo lãi trăm tỷ?

ACB: Ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững

Agribank mở đợt tuyển dụng nhân sự lớn nhất ngành ngân hàng từ đầu năm

40 nghìn tỷ ưu đãi lãi suất bị ế, kiểm toán điểm danh loạt ngân hàng "thờ ơ"

Sacombank đã thu hồi tổng cộng 90.800 tỷ đồng nợ xấu

Đề xuất giảm 2% thuế VAT cho các tổ chức tín dụng
