Cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán lên cao đẩy CPI tháng 1 tăng mạnh
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,52%; khu vực nông thôn tăng 0,51%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá; 2 nhóm hàng giảm giá; riêng nhóm bưu chính, viễn thông có giá ổn định so với tháng trước.
Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 1/2023 tăng 0,82% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,89%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,95%, tác động tăng 0,2 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,46%, tác động tăng 0,04 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tháng 1/2023 tăng 0,46% so với tháng trước; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,12% so với tháng trước; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,62%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,36%; nhóm giao thông tháng tăng 1,39% chủ yếu do trong tháng giá xăng tăng 2,31% so với tháng trước; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,42%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 01/2023 tăng 0,7% so với tháng trước.
![]() |
Trong khi đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 1/2023 giảm 0,12% so với tháng trước; nhóm giáo dục giảm 0,15% so với tháng trước.
Trong tháng 1/2023, nhu cầu mua sắm vàng trước Tết Nguyên đán tăng làm chỉ số giá vàng tháng 1 tăng 0,51% so với tháng trước; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 1/2023 giảm 2,05% so với tháng trước; tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2023 tăng 4,89%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá và 1 nhóm giảm giá.
Lạm phát cơ bản tháng 1/2023 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,89%) chủ yếu do lạm phát cơ bản từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022 có mức tăng so với tháng trước cao hơn CPI chung do giá xăng dầu và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong các tháng này thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản. Lạm phát cơ bản tháng 1/2023 ở mức nền cao hơn CPI chung nên có mức tăng so với cùng kỳ năm trước cao hơn.
Các tin khác

Hoàng Anh Gia Lai dùng 30 triệu cổ phiếu công ty con thế chấp tại ngân hàng

Tháng 2/2023 có 3 lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng được phát hành thành công

Hóa dầu Petrolimex bị phạt 628 triệu đồng do vi phạm về thuế

Nghị định 08 có đủ để vực dậy niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

Agribank rao bán hàng loạt tài sản công ty con của Tân Hoàng Minh

Doanh nghiệp bán lẻ bán xăng dầu than phải bán đất đai, cầm cố tài sản để bù lỗ

Vì sao ông trùm xây dựng Hoà Bình thắng kiện nhưng khó đòi nợ Cocobay?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 4.617 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau 3 tháng

Chính thức chào bán khách sạn dát vàng duy nhất ở Việt Nam

Sabeco (SAB): “Ông lớn” ngành bia mạnh tay chi tiền cho quảng cáo, khuyến mại

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Giảm số lượng thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đòi chiết khấu, tối thiểu 5-6% giá bán

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan đầu tư 1,45 tỷ USD vào Việt Nam

Ông Lê Viết Hải rút đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Rủi ro từ nợ trái phiếu doanh nghiệp ngày càng lớn

Bộ Tài chính và Bộ Công thương sắp phải giải trình về thị trường xăng dầu

“Bất cập trong cơ chế xác định giá đất khiến thị trường bất động sản bị rối loạn”

2 nhóm giải pháp chính được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản

“Novaland đang có hơn 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại”
