Đông Long Group có giấy phép số 26, cấp ngày 21/04/2022. Ảnh chụp màn hình Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước. |
Tại Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước công bố, Đông Long Group có giấy phép số 26, cấp ngày 21/04/2022.
Nhịp sống Doanh nghiệp ghi nhận thêm, Công ty CP Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long thành lập năm 2010, tiền thân là Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Hàng hải Đông Long.
Ông Nguyễn Ngọc Trinh làm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật Đông Long Group. Trụ sở công ty tại số 49/68 đường số 51, phường 14, quận Gò Vấp, TP. HCM.
Đông Long Group có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, lao động là 20 người, tại lần thay đổi thông tin về doanh nghiệp gần nhất ngày 04/04/2019.
Tại ngày 01/11/2024, theo truy vấn của Nhịp sống Doanh nghiệp trên Tổng Cục Thuế, Công ty đã đóng mã số thuế, ngừng hoạt động tại 2 chi nhánh ở quận Gò Vấp, TP. HCM và quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Đông Long Group hiện hoạt động tại trụ sở chính và có 5 văn phòng tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương, Đồng Nai và Nam Định.
Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).
Trang thông tin điện tử doanh nghiệp tại địa chỉ: https://donglonggroup.vn/.
Công ty này đã được cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam cấp, có giá trị đến 14/01/2025.
Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam cấp. Nguồn: DN. |
Theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
Người sử dụng lao động ở nước ngoài là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động ở nước ngoài, tổ chức dịch vụ việc làm ở nước ngoài.
Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.
Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này và đáp ứng các điều kiện của từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể theo quy định của Chính phủ trong suốt quá trình hoạt động.
Điều số 10 nêu rõ điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
- Đã ký quỹ theo quy định.
- Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định.
- Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Có trang thông tin điện tử.
Tại Điều 4 của Luật này, nêu rõ chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước. |
Xem thêm: Đi xuất khẩu lao động có được đóng bảo hiểm xã hội không?