Cần có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ

12/02/2025 00:00 Xuất khẩu lao động QUỐC THẮNG
Bên cạnh chiến lược đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đã đến lúc cần tính toán các giải pháp liên quan đến xuất khẩu lao động tại chỗ.

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại chỗ là hình thức người lao động (NLĐ) được tuyển dụng vào làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ngay trên đất nước của NLĐ.

Tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Cùng với đó, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục kể từ trước tới nay.

Trong lúc đó, khảo sát về việc làm của NLĐ trong các doanh nghiệp FDI do Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho thấy có gần 40% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang thiếu hụt lao động.

Cần có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ
Cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua các tháng năm 2023. Nguồn: vneconomy.vn

Hình thức XKLĐ tại chỗ tạo cơ hội để NLĐ Việt Nam được làm việc ngay tại quê hương mình với môi trường quốc tế, lại khắc phục được những bất cập của XKLĐ trực tiếp.

Khi nhân công giá rẻ không còn là ưu thế

Theo Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam đang dư thừa lao động có kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao. Hiện cả nước chỉ có hơn 26% NLĐ đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ, còn lại phần lớn thiếu kỹ năng nghề, không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Cuộc khảo sát vào năm 2022 của Viện Khoa học lao động và Xã hội cho thấy, phần lớn lao động tại các doanh nghiệp FDI được khảo sát mới tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm tới 80%), trong đó có trên 57% lao động chưa qua đào tạo.

Đây là một nhược điểm căn bản của lao động Việt Nam khi so sánh với các thị trường khác trong khu vực ASEAN: tỷ lệ lao động tay nghề cao của Philippines là 18,5%, Malaysia là 28,24%,... Điều đó lý giải vì sao hiệu suất công nghiệp thấp và khả năng cạnh tranh kém của thị trường lao động nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Bài cuối: Xuất khẩu lao động tại chỗ: xu thế mới trong “thế giới phẳng”

Công nhân Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung (TP. Đà Nẵng) trong giờ sản xuất. Ảnh minh họa

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Song song với đó, tình hình này có thể sẽ khiến nước ta phải chịu sức ép về giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Cũng trong xu thế này, theo báo cáo của một số trung tâm giới thiệu việc làm địa phương, những chương trình XKLĐ trực tiếp ngày càng yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, tay nghề. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều lao động không tham gia chương trình XKLĐ chính thức mà lựa chọn hình thức di cư bất hợp pháp, rủi ro cao để làm việc.

Chất lượng lao động của nước ta cũng phản ánh xu thế tất yếu trong cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.

Theo thống kê, tính đến tháng 10/2023, cả nước có 132.381 lao động nước ngoài đang làm việc. Trong đó, số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 10.458 người (chiếm 7,8% trên tổng số NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam). Số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động là 121.923 (chiếm 92.2%), trong đó đã cấp mới giấy phép lao động cho 89.004 người và gia hạn cho 15.362 lao động, cấp lại cho 9.753 người, còn lại 7.863 người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

Số lượng lao động nước ngoài có chuyên môn làm việc tại các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ trên 72% phản ánh chất lượng nguồn lao động trong nước thấp, chưa đáp ứng hoặc không phù hợp, kém hấp dẫn là thách thức đối với nâng cao chất lượng đào tạo trong nước.

Đẩy mạnh XKLĐ tại chỗ

Việc đào tạo nguồn lao động theo hướng hội nhập, trang bị những kiến thức nền tảng, hiện đại cho người lao động là yếu tố tiên quyết để tạo ra thế tương xứng giữa môi trường lao động trong và ngoài nước. Đặc biệt, bên cạnh chuyên môn, cần chú trọng đến tác phong, thái độ, ý thức và kỷ luật lao động.

Các trường dạy nghề cần hợp tác với các doanh nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghiệp đào tạo có định hướng gắn liền với lĩnh vực, nhu cầu sản xuất cụ thể.

Bài cuối: Xuất khẩu lao động tại chỗ: xu thế mới trong “thế giới phẳng”

Một lớp đào tạo nghề liên kết để nâng cao chất lượng nguồn lao động của Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh. Ảnh: ĐVCC

Phát triển mô hình trường dạy nghề trực thuộc ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung nhiều lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp FDI. Mô hình này có thể được triển khai bằng hình thức hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ theo tinh thần đôi bên cùng có lợi: nhà trường có nguồn kinh phí để vận hành đào tạo và doanh nghiệp có nguồn nhân lực đáp ứng được tiêu chuẩn đặc thù.

Bên cạnh đó, một hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm hiện đại có chức năng thu thập thông tin và phân tích thị trường lao động, có hệ thống thông tin chia sẻ trên cả nước về nhu cầu của các doanh nghiệp FDI sẽ tạo điều kiện cho NLĐ đặt ra mục tiêu đào tạo cho bản thân và dễ dàng tìm kiếm vị trí việc làm phù hợp.

Ngoài ra, cần nâng cao các chế tài cho tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền lợi, quyền đình công của NLĐ, giải quyết tranh chấp, đặc biệt là đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Cần nghiên cứu bổ sung các quy định về ký kết thỏa ước lao động tập thể đặc thù, các quy chế nhằm bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI.

Đối với việc sử dụng nguồn lao động có tay nghề trở về nước, cần có hệ thống kết nối cung cầu lao động hiệu quả giữa doanh nghiệp ngoài nước với doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong nước. Một nền tảng thông tin thị trường lao động kết nối việc làm ở thị trường trong nước với thị trường lao động ngoài nước là hết sức cần thiết.

Video: Trả lời của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH tại phiên chất vấn trước Quốc hội về tận dụng nguồn nhân lực cao khi trở về nước sau xuất khẩu lao động. Nguồn: Truyền hình Quốc hội.

“Ông Hội đồng” đưa Sen Hồng ra thế giới “Ông Hội đồng” đưa Sen Hồng ra thế giới

“Những thông tin và hình ảnh của đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp dẫn ...

Một doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị phạt hơn 130 triệu đồng Một doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị phạt hơn 130 triệu đồng

Do vi phạm quy định trong hoạt động đưa người lao động đi làm ở nước ngoài, Công ty VTC1 bị xử phạt 132,5 triệu ...

Lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua mạng Lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua mạng

Một số tổ chức, các nhân đã đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường... ...

Các tin khác

Hành trang để người lao động đi làm việc nước ngoài thành công

Hành trang để người lao động đi làm việc nước ngoài thành công

Đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang là một lựa chọn hấp dẫn, mở ra cơ hội cải thiện kinh tế, nâng cao tay nghề. Người lao động phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để thành công.
Xuất khẩu lao động trong bối cảnh tinh gọn bộ máy: Cần chiến lược quốc gia bài bản và bền vững

Xuất khẩu lao động trong bối cảnh tinh gọn bộ máy: Cần chiến lược quốc gia bài bản và bền vững

Trong bối cảnh tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, Đồng Tháp - một trong những địa phương có truyền thống mạnh về xuất khẩu lao động - đã tổ chức hội nghị chuyên đề nhằm tìm lời giải hiệu quả và bền vững cho bài toán đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Câu chuyện của Đồng Tháp, xét trong bức tranh toàn cảnh quốc gia, là một lát cắt quan trọng để nhìn rõ thách thức, cơ hội và yêu cầu cấp thiết về một chiến lược quốc gia có tính đồng bộ và dài hạn.
Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi

Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi

Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nhiều lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) không chỉ thay đổi cuộc sống của chính mình mà còn là minh chứng sống động cho tiềm năng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của người Việt Nam trên đất khách.
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu giấy tờ, ép phạm tội, thậm chí bị đánh đập và phải trả khoản tiền lớn nếu muốn nghỉ việc…
Cảnh báo lừa đảo người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS

Cảnh báo lừa đảo người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS

Trung tâm Lao động ngoài nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, được Bộ giao thực hiện Chương trình đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Trung tâm mới đây phát đi cảnh báo về một số đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội thông tin không chính xác, giả mạo Trung tâm tuyển chọn lao động đi làm ngành công nghiệp gốc để lừa đảo, thu tiền trái quy định.
Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Hé mở về Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long

Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Hé mở về Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long

Công ty CP Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long (Đông Long Group) là doanh nghiệp có giấy phép về xuất khẩu lao động, theo thông tin công bố tại Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu

Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2024 sẽ đưa khoảng 130.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 104% kế hoạch.
Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Công ty Nhân lực Colecto có tiềm lực ra sao?

Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Công ty Nhân lực Colecto có tiềm lực ra sao?

Ghi nhận tại Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước công khai, Công ty CP Nhân lực Colecto có giấy phép số 02, cấp ngày 21/04/2022 về hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ngoài nước.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lao động thời vụ diện visa E8 sang Hàn Quốc

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lao động thời vụ diện visa E8 sang Hàn Quốc

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), tình trạng đối tượng môi giới thông tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8 vẫn xảy ra, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo tới người lao động.
Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Biết gì về Công ty CP Nhân lực Kim Minh?

Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Biết gì về Công ty CP Nhân lực Kim Minh?

Công ty CP Nhân lực Kim Minh (KIMMINH HR) là doanh nghiệp có giấy phép số 35, cấp ngày 08/06/2023 về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, theo công bố tại Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Gần đây xuất hiện nhiều vụ việc mạo danh Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động mong muốn đi làm việc tại Hàn Quốc và Australia (Úc).
Cảnh giác loạt chiêu trò lừa đảo tinh vi nhắm vào người có nhu cầu xuất cảnh, xuất khẩu lao động

Cảnh giác loạt chiêu trò lừa đảo tinh vi nhắm vào người có nhu cầu xuất cảnh, xuất khẩu lao động

Thời gian gần đây, tình trạng mạo danh các cơ quan, doanh nghiệp để lừa đảo làm thủ tục xuất cảnh, xuất khẩu lao động nhằm chiếm đoạt tài sản trên các nền tảng xã hội vẫn tiếp diễn. Thủ đoạn của các đối tượng xấu ngày càng tinh vi khiến nhiều người dân nhẹ dạ dễ dàng mắc bẫy. Vì vậy, nguời lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại.
Xem thêm
Phiên bản di động