Cảnh giác loạt chiêu trò lừa đảo tinh vi nhắm vào người có nhu cầu xuất cảnh, xuất khẩu lao động

02/01/2025 06:00 Xuất khẩu lao động Hồng Ngọc
Thời gian gần đây, tình trạng mạo danh các cơ quan, doanh nghiệp để lừa đảo làm thủ tục xuất cảnh, xuất khẩu lao động nhằm chiếm đoạt tài sản trên các nền tảng xã hội vẫn tiếp diễn. Thủ đoạn của các đối tượng xấu ngày càng tinh vi khiến nhiều người dân nhẹ dạ dễ dàng mắc bẫy. Vì vậy, nguời lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại.
Thu nhập của lao động Việt Nam tại nước ngoài cao và ổn định
Cảnh giác loạt chiêu trò lừa đảo tinh vi nhắm vào người có nhu cầu xuất cảnh, xuất khẩu lao động
Người dân cần nâng cao cảnh giác khi tìm kiếm dịch vụ làm giấy tờ xuất cảnh, xuất khẩu lao động trên mạng xã hội. Ảnh minh họa: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Nhiều người có nhu cầu xuất khẩu lao động trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến

Mới đây, Công an thành phố Hà Nội đã đưa ra cảnh báo về hành vi giả mạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hành vi làm giả giấy tờ xuất cảnh đi lao động.

Ban đầu, các đối tượng lừa đảo tìm kiếm người có nhu cầu xuất cảnh trên các trang mạng xã hội, tiếp cận và hướng dẫn họ thực hiện các thủ tục, yêu cầu gửi ảnh chân dung và căn cước công dân để thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu.

Một thời gian sau, các đối tượng gửi ảnh hộ chiếu giả mạo (hình ảnh được cắt ghép, chỉnh sửa thông tin), thông báo chi phí xuất cảnh và yêu cầu nạn nhân đóng các khoản phí vào tài khoản ngân hàng mà đối tượng cung cấp. Kẻ lừa đảo còn gửi hình ảnh chụp visa giả mạo nhằm chiếm được lòng tin của nạn nhân, đồng thời thông báo thời gian xuất cảnh, yêu cầu nạn nhân có mặt tại sân bay để nhận giấy tờ và làm các thủ tục cần thiết.

Sau đó, các đối tượng gửi “Văn bản xác minh chứng minh nguồn thu nhập và tài chính” giả mạo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản (số tài khoản và thông tin giả mạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để chứng minh tài chính và cam kết sẽ hoàn trả lại sau khi nộp tiền 30 - 40 phút. Lúc này, các đối tượng mạo danh là cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an liên tục gọi thúc giục người dân nộp tiền hoàn thiện hồ sơ để chiếm đoạt.

Trước đó, Công an tỉnh Hậu Giang cho biết trên địa bàn xảy ra nhiều vụ việc đưa công dân Việt Nam đi nước ngoài ở nước ngoài nhằm mục đích trục lợi hoặc lợi dụng nhu cầu xuất khẩu lao động để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng lừa đảo thường chú ý đến người lao động ở vùng sâu, vùng xa, đang có nhu cầu về tìm kiếm việc làm lao động thời vụ ở nước ngoài, với mức lương cao, thủ tục nhanh, chi phí thấp với những lời chào mời hấp dẫn và hứa hẹn “nếu không đi được sẽ hoàn lại tiền cọc, khách hàng không mất tiền” đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người lao động, từ đó dẫn dụ người lao động “sập bẫy”.

Ngoài ra, các đối tượng còn lợi dụng các mối quan hệ quen biết với người địa phương nhằm tạo niềm tin cho người lao động. Thông qua đó, các đối tượng này sẽ hướng dẫn, xây dựng những người địa phương trên trở thành cộng tác viên để dẫn dụ, nhận hồ sơ, thu tiền thay và chia “hoa hồng” theo thoả thuận. Với phương thức trên, các đối tượng đã dụ dỗ rất nhiều người dân nhẹ dạ cả tin nộp tiền đặt cọc từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng làm hồ sơ xuất khẩu lao động.

Trong series “Điểm tin tuần” về các hình thức lừa đảo trực tuyến mới đây, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng lưu ý về thủ đoạn tổ chức xuất khẩu lao động, du lịch miễn thị thực nhằm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, lợi dụng nhu cầu đi lao động nước ngoài, du lịch Hàn Quốc của người dân, đối tượng đã tạo lập tài khoản mạng xã hội, đăng thông tin tìm người có nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc, du lịch không cần visa tại đảo Jeju (Hàn Quốc). Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng chiếm đoạt tiền của 10 người với số tiền hơn 747 triệu đồng.

Đối với hình thức trên, đối tượng thường tạo các tài khoản mạng xã hội giả mạo, tham gia vào các hội nhóm để tìm những người dùng có nhu cầu mua vé máy bay và làm visa đi nước ngoài. Đối tượng hứa hẹn cấp visa trong thời gian rất ngắn hoặc đảm bảo tỷ lệ thành công cao mà không cần kiểm tra hồ sơ cẩn thận.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về quy trình làm visa của một bộ phận người dân, đối tượng sẽ yêu cầu cung cấp những thông tin không cần thiết, hay yêu cầu chuyển khoản trước những khoản phí không rõ ràng. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, đối tượng sẽ không liên hệ với cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào làm thủ tục mà thực hiện hành vi chiếm đoạt. Ngoài ra, để tránh bị phát hiện hành vi lừa đảo, đối tượng còn truy cập vào trang web Abay.vn, nhập thông tin cá nhân của nạn nhân đăng ký mua vé máy bay đi Hàn Quốc rồi chụp lại hình ảnh, gửi cho bị hại để tạo niềm tin.

Khuyến cáo của cơ quan chức năng để người lao động tránh bẫy lừa đảo

Trước tình hình lừa đảo trực tuyến diễn biến phức tạp, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cảnh giác khi tìm kiếm dịch vụ làm giấy tờ xuất cảnh trên các trang mạng xã hội. Hiện tại, Cục Quản lý xuất nhập cảnh chỉ cung cấp dịch vụ qua cổng thông tin điện tử xuatnhapcanh.gov.vn, các tài khoản, fanpage Facebook cung cấp dịch vụ này đều là giả mạo.

Bên cạnh đó, người dân cần kiểm tra tính xác thực và thông tin của đối tượng, công ty dịch vụ mà mình liên hệ. Chỉ làm visa thông qua các đại lý hoặc dịch vụ làm visa được chứng nhận, có địa chỉ văn phòng cụ thể và thông tin liên hệ rõ ràng. Người dân nên chủ động tìm kiếm và truy cập vào trang web của cơ quan lãnh sự, đại sứ quán hoặc các tổ chức chính thức để tìm hiểu quy trình làm visa; không tin vào các dịch vụ hứa hẹn cấp visa nhanh chóng hoặc đảm bảo tỷ lệ thành công cao mà không cần kiểm tra hồ sơ kỹ lưỡng.

Người lao động khi có nhu cầu xuất khẩu lao động cần tra cứu danh sách doanh nghiệp được cấp phép trên trang dolab.gov.vn của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng lạ hay cung cấp hình ảnh và thông tin cá nhân (như số căn cước công dân/chứng minh nhân dân, mã OTP...) cho bất cứ ai hoặc trên các website lạ.

Trong trường hợp gặp phải những đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại.

7 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài là 89.874 lao động, đạt 71,89% kế hoạch năm 2024.

Tính trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%, không đổi so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực, lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,7 triệu người, chiếm 26,7% và giảm 112.800 người so với cùng kỳ năm trước. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 14,2 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, số người quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 466.000 người, giảm 10,1% so với cùng kỳ, trên 1,1 triệu lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, tăng 2,4% so với cùng kỳ.

Cùng với đó, số doanh nghiệp gia nhập thị trường là hơn 119.600 doanh nghiệp, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2023 và vẫn cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 110.300 doanh nghiệp. Qua đó, các doanh nghiệp vẫn góp phần duy trì, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người lao động.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động để duy trì lực lượng lao động ổn định, góp phần phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

Hy Lạp mong tiếp nhận nhiều lao động có chất lượng từ Việt Nam sang làm việc Hy Lạp mong tiếp nhận nhiều lao động có chất lượng từ Việt Nam sang làm việc

Theo Cổng thông tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), vừa qua Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Di trú và Tỵ nạn ...

Nhận lương đến 30 triệu đồng khi đi thực tập ở Nhật Bản ngành sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm Nhận lương đến 30 triệu đồng khi đi thực tập ở Nhật Bản ngành sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật ...

Các cơ sở y tế của Nhật Bản mong tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam Các cơ sở y tế của Nhật Bản mong tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki chia sẻ như vậy trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương ...

Các tin khác

Cần tránh bẫy “việc nhẹ, lương cao”, không biết ngoại ngữ khi chọn đi xuất khẩu lao động

Cần tránh bẫy “việc nhẹ, lương cao”, không biết ngoại ngữ khi chọn đi xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động có thể là một con đường đầy hứa hẹn để cải thiện cuộc sống, nhưng nó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Người lao động cần tỉnh táo trước những lời mời chào hấp dẫn "việc nhẹ, lương cao", trang bị cho mình kiến thức, ngoại ngữ và kỹ năng cần thiết, cùng với sự chuẩn bị tâm lý và tài chính vững vàng - là những yếu tố then chốt để có thể thành công.
Hành trang để người lao động đi làm việc nước ngoài thành công

Hành trang để người lao động đi làm việc nước ngoài thành công

Đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang là một lựa chọn hấp dẫn, mở ra cơ hội cải thiện kinh tế, nâng cao tay nghề. Người lao động phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để thành công.
Xuất khẩu lao động trong bối cảnh tinh gọn bộ máy: Cần chiến lược quốc gia bài bản và bền vững

Xuất khẩu lao động trong bối cảnh tinh gọn bộ máy: Cần chiến lược quốc gia bài bản và bền vững

Trong bối cảnh tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, Đồng Tháp - một trong những địa phương có truyền thống mạnh về xuất khẩu lao động - đã tổ chức hội nghị chuyên đề nhằm tìm lời giải hiệu quả và bền vững cho bài toán đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Câu chuyện của Đồng Tháp, xét trong bức tranh toàn cảnh quốc gia, là một lát cắt quan trọng để nhìn rõ thách thức, cơ hội và yêu cầu cấp thiết về một chiến lược quốc gia có tính đồng bộ và dài hạn.
Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi

Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi

Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nhiều lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) không chỉ thay đổi cuộc sống của chính mình mà còn là minh chứng sống động cho tiềm năng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của người Việt Nam trên đất khách.
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu giấy tờ, ép phạm tội, thậm chí bị đánh đập và phải trả khoản tiền lớn nếu muốn nghỉ việc…
Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Hé mở về Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long

Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Hé mở về Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long

Công ty CP Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long (Đông Long Group) là doanh nghiệp có giấy phép về xuất khẩu lao động, theo thông tin công bố tại Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu

Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2024 sẽ đưa khoảng 130.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 104% kế hoạch.
Cơ hội từ Chương trình “Hand in Hand for International Talents”

Cơ hội từ Chương trình “Hand in Hand for International Talents”

Việc ký kết và triển khai Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam (cũ) nay là Bộ Nội vụ và Cơ quan lao động CHLB Đức về Chương trình “Hand in Hand for International Talents” đánh dấu bước tiến đáng kể trong chiến lược hội nhập lao động quốc tế của Việt Nam.
Cần có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ

Cần có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ

Bên cạnh chiến lược đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đã đến lúc cần tính toán các giải pháp liên quan đến xuất khẩu lao động tại chỗ.
Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Công ty Nhân lực Colecto có tiềm lực ra sao?

Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Công ty Nhân lực Colecto có tiềm lực ra sao?

Ghi nhận tại Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước công khai, Công ty CP Nhân lực Colecto có giấy phép số 02, cấp ngày 21/04/2022 về hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ngoài nước.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lao động thời vụ diện visa E8 sang Hàn Quốc

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lao động thời vụ diện visa E8 sang Hàn Quốc

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), tình trạng đối tượng môi giới thông tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8 vẫn xảy ra, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo tới người lao động.
Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Biết gì về Công ty CP Nhân lực Kim Minh?

Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Biết gì về Công ty CP Nhân lực Kim Minh?

Công ty CP Nhân lực Kim Minh (KIMMINH HR) là doanh nghiệp có giấy phép số 35, cấp ngày 08/06/2023 về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, theo công bố tại Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Gần đây xuất hiện nhiều vụ việc mạo danh Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động mong muốn đi làm việc tại Hàn Quốc và Australia (Úc).
Xem thêm
Phiên bản di động