Chuyên gia RECOF: Việt Nam sẽ vượt Trung Quốc và Ấn Độ về điểm đến M&A của nhà đầu tư Nhật Bản
Ông Masataka “Sam” Yoshida |
Trong khuôn khổ diễn đàn M&A Việt Nam 2021, ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán sáp nhâp xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam chia sẻ về thị trường M&A Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn trước, trong và sau COVID-19. Do dịch bệnh, đây là năm thứ 2 chuyên gia này kết nối online chia sẻ với diễn đàn.
Về xu hướng M&A của nhà đầu tư Nhật Bản tại các nước Đông Nam Á, chuyên gia RECOF cho biết, các giao dịch trong thời gian qua đã thay đổi từ 2017 đến tháng 10/2021, dù chịu tác động dịch nhưng Việt Nam vẫn nằm Top 2 các điểm đến quan trọng nhất, cùng với Singapore.
Năm 2020, dù số lượng giao dịch M&A giảm nhưng giá trị giao dịch đạt 416 triệu USD, gấp 2,95 lần so với 2017. Năm 2021 có một giao dịch lớn giữa SMBC với VPBank cùng với xếp hạng về số lượng giao dịch.
“Nhìn chung Việt Nam có vị thế tiếp tục củng cố top 2 cho đích đến M&A, các nhà đầu tư Nhật quan tâm ở mức độ cao”, ông Masataka “Sam” Yoshida nhận định.
Về xu hướng tương lai, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam cho rằng dòng tiền đầu tư Nhật Bản sẽ đều đặn chảy vào Việt Nam. 10 tháng đầu năm, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về điểm đến M&A của Nhật Bản. Hoa Kỳ với vị trí dẫn đầu có khoảng cách rất xa với 162 giao dịch; Ấn Độ, Trung Quốc đứng thứ 4 và 5 nhưng lại liên tục lên xuống thất thường qua từng năm. Theo vị này, tương lai không xa Việt Nam sẽ thăng hạng lên vị trí thứ 4 hoặc 5.
Chuyên gia dự đoán Việt Nam có thể "soán" vị trí của Ấn Độ, Trung Quốc
Ông Sam đề cập một số cơ sở, động lực làm cho M&A vào Việt Nam là lựa chọn với nhà đầu tư Nhật trong thời gian tới. Yếu tố đầu tiên, việc công ty Nhật cần tìm thị trường mới bên ngoài Nhật, khi mà hầu hết các lĩnh vực ở Nhật đã phát triển hết mức. 29% dân số Nhật trên 65 tuổi, điều này làm cho độ tuổi trung bình nhật là 48,4 tuổi, nhiều hơn so với trung bình tuổi Việt Nam là 20 năm. 760.000 người đã ra đi năm ngoái, là xu hướng đang tăng tại Nhật.
Yếu tố thứ hai, chiến lược thị trường M&A được hỗ trợ bởi nguồn tiền tích lũy dồi dào trong 20 năm qua, đạt 2.118 tỷ USD tiền gửi. Dòng tiền này bắt đầu đổ vào thị trường M&A, trước hết là thị trường nội địa, giúp lập kỷ lục 2021 với 4.240 thương vụ cho tất cả các ngành kinh doanh.
Về các ngành mà ông Masataka “Sam” Yoshida tin rằng các nhà đầu tư Nhật sẽ bỏ tiền vào thị trường Việt Nam đó là logistics, hạ tầng kỹ thuật, thương mại điện tử, năng lượng tái tạo, nhà ở khu dân cư…