Công ty đề xuất tài trợ cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng cho TP.HCM làm ăn ra sao?
Khó khăn của thị trường bất động sản TP.HCM kéo dài ít nhất đến nửa đầu năm 2024? |
Một nhà máy của NutiFood. |
UBND TP HCM mới đây đã giao Sở Giao thông vận tải cùng các sở ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu về xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn và quy trình tổ chức thực hiện, tiếp nhận công trình xây dựng từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước.
Trước đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood đã đề xuất với UBND TP HCM được xây tặng một cây cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn, kết nối quận 1 và TP Thủ Đức. Nutifood cam kết sẽ tài trợ toàn bộ kinh phí cho cây cầu này. Công ty đề xuất sẽ khởi công dự án vào ngày 30/4/2025.
Công trình hoàn thành sẽ nghiệm thu và được doanh nghiệp chuyển giao cho TP HCM quản lý, khai thác cho mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng.
Ông Trần Bảo Minh - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Nutifood khẳng định, việc xây cầu là để tri ân người tiêu dùng, hỗ trợ xây dựng cộng đồng. Và cây cầu này mang ý nghĩa, có giá trị xuyên thời gian, mang tính chất biểu tượng của TP HCM để hàng triệu người được thụ hưởng trong 10-20 năm và hơn thế nữa, thay vì cứ làm những chương trình tri ân đơn lẻ.
Nutifood được thành lập vào tháng 3/2000 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Những cổ đông tham gia sáng lập gồm Hội Dinh dưỡng TP.HCM (tỷ lệ sở hữu là 0,48%); Tổ chức Công đoàn Trung tâm dinh dưỡng trẻ em TP.HCM (sở hữu 7,01%);; ông Huỳnh Nam (sở hữu 0,02%); bà Trần Thị Lệ (13.08%). Vốn điều lệ ở thời điểm hiện tại của doanh nghiệp là 210 tỷ đồng.
Người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc hiện nay là bà Trần Thị Lệ. Bà Trần Thị Lệ là một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam, từng được Tạp chí Forbes Asia bình chọn là nữ doanh nhân thành đạt trong kinh doanh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Về kết quả kinh doanh, giai đoạn 2000-2007, Nutifood tăng trưởng nhanh và tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM. Doanh thu năm 2007 của doanh nghiệp đạt 501,5 tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm trước đó. Tổng tài sản cuối năm 2007 ở mức 394,9 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cuối năm 2006.
Tuy nhiên, đến năm 2008, Công ty rơi vào khủng hoảng khi tổng tài sản sụt giảm về mức 241,2 tỷ đồng. Đến cuối năm 2008, tiền mặt của doanh nghiệp giảm 114,4 tỷ đồng so với năm 2007, còn 16,6 tỷ đồng. Phải thu khách hàng cũng giảm mạnh từ 99,2 tỷ đồng về mức 15,2 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng năm 2008 giảm 43%, đạt 287,9 tỷ đồng,
Những năm sau đó, doanh nghiệp ngành sữa này dần phục hồi. Báo cáo tài chính năm 2013 cho thấy doanh thu bán hàng của Nutifood đạt 2.774,4 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2012. Tổng tài sản cuối năm 2013 đạt 2.301,4 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Nutifood không còn công bố thông tin tài chính kể từ năm 2014.
Những năm gần đây, Nutifood nổi lên với các thương vụ M&A như việc gia nhập ngành cà phê thông qua Công ty Cổ phần Cà phê Phước An.
Tháng 8/2022, Nutifood và công ty con là Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương công bố sở hữu tổng cộng 7,02% vốn cổ phần Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (mã chứng khoán: QNS).
Sau 23 năm hoạt động, vốn Nutifood phình đáng kể. Từ số vốn góp 150 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu Nutifood tăng gấp 16 lần lên 2.417 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là con số khổng lồ 2.127 tỷ đồng.
Đồ hoạ: Minh Nguyệt. |
Bất động sản TP.HCM 3 quý tăng trưởng âm Tính đến hết quý III/2023, hoạt động kinh doanh bất động sản của TP.HCM tăng trưởng âm 8,71% so với cùng kỳ. |