Đề xuất không thu phí với người xuất khẩu lao động
Nhiều ý kiến đề xuất thu phí từ người sử dụng lao động, vừa đảm bảo công bằng, không bị công kích. Đi kèm là cơ chế giám sát, không vì không mất phí mà đẩy người lao động đến nơi làm việc có thu nhập thấp, công việc không ổn định.
Tại diễn đàn giao lưu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản năm 2023 tại Hà Nội với chủ đề: Tối ưu hóa giao lưu nhân lực - Hướng đến tuyển dụng nhân sự theo tiêu chuẩn quốc tế, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật bản tại Việt Nam - ông Ishii Chikahisa - cho biết, hiện nay, số lượng người Việt Nam sinh sống làm việc tại Nhật Bản ngày càng gia tăng, đến tháng 6/2022 đã đạt 480.000 người.
Theo ông Ishii Chikahisa, cộng đồng người Việt Nam trở thành cộng đồng người nước ngoài tại Nhật lớn thứ 2, trong đó có sự đóng góp của nguồn nhân lực sang lao động và làm việc. Lao động Việt Nam được đánh giá cao về tính cần cù, chăm chỉ nhiệt huyết trong công việc, đây là một nguồn nhân lực không thể thiếu trong sự phát triển của Nhật Bản.
![]() |
Đề xuất không thu phí với người xuất khẩu lao động. |
Dù vậy, thời gian qua một số đơn vị môi giới thiếu nghiêm túc khiến hoạt động tuyển dụng bị méo mó, đẩy chi phí lên cao. Các chuyên gia cho rằng, việc người lao động phải trả chí phí cao để xuất ngoại làm việc là trái tiêu chuẩn tuyển dụng quốc tế, không công bằng, thiếu đạo đức. Toàn bộ chi phí đẩy về phía người lao động là không công bằng lẽ ra người sử dụng lao động phải trả khoản phí này.
Ngoài ra, còn một số trường hợp vướng vào nạn buôn bán người, lao động cưỡng bức; thu nhập không đảm bảo, điều kiện lao động không an toàn, người lao động dù uất ức nhưng không thể về nước do nợ nần.
Theo đó, các chuyên gia đề xuất các bên cần hướng đến môi trường tuyển dụng công bằng và đạo đức. Trước mắt là xóa bỏ chi phí trước khi xuất ngoại làm việc, đảm bảo các quyền lợi khi sang nước sở tại làm việc, chống lại bạo lực nơi làm việc.
Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH, ông Phạm Viết Hương thông tin, lao động Việt Nam chiếm hơn 50% tổng số 15 nước có lao động làm việc tại Nhật Bản.
Hiện 90% lao động xuất ngoại đều thông qua các công ty phải cử và phải trả các khoản chi phí trước khi xuất ngoại. Vấn đề đặt ra giảm chi phí, thực tập sinh (TTS) không phải trả phí và cơ chế giám sát như thế nào để không phát sinh tiêu cực.
Tuy nhiên, ông Hương cho rằng, chưa hẳn không mất phí đã tuyển dụng lao động, bởi ngoài yếu tố này cần tính đến điều kiện làm việc, thu nhập, nơi ăn ở đảm bảo người lao động mới tham gia. Thực tế, hiện có một số chương trình không có chi phí, phí thấp như chương trình điều dưỡng, IMJapan, nhưng mức độ thu hút lao động chưa cao.
“Đối với thị trường Nhật Bản, quy trình tuyển dụng phải qua nhiều vòng gồm: nghiệp đoàn quản lý rồi, các xí nghiệp, công ty sử dụng động. Do đó, cần có cơ chế quản lý để hạn chế thỏa thuận ngầm giữa các nghiệp đoàn với với công ty phái cử, đơn vị sử dụng lao động” - ông Hương lưu ý.
Các tin khác

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Lãnh đạo Nam Long (NLG) sắp được thưởng cổ phiếu với giá 0 đồng?

Bảo hiểm tiền gửi tham gia kiểm soát đặc biệt, xử lý các ngân hàng yếu kém ra sao?

Lãi suất vay mua nhà của ngân hàng nào tốt nhất tháng 9/2023?

Nhà Khang Điền chuẩn bị phát hành 10,8 triệu cổ phiếu ESOP

Giá trị vượt thời gian từ bản lĩnh của “người tiên phong” số hóa ngành ngân hàng

Ngân hàng ảnh hưởng ra sao khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm còn 30%?

Ngân hàng Nhà nước thay Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB

NHNN chỉ định nhân sự cấp cao Agribank giữ chức Chủ tịch SCB

Dấu ấn “Khách hàng là trọng tâm” trên hành trình chuyển đổi của Techcombank

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) giúp thêm 1,6 triệu người được hưởng trợ cấp

Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến 15/9 mới chỉ đạt 5,56%

Tính pháp lý của hợp đồng mua bán căn hộ “chung cư mini”

Bồi thường bảo hiểm vụ chung cư mini: Có trường hợp chưa xác định được người thụ hưởng

Khoảng 3,5 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần rồi rời bỏ hoàn toàn

Cháy chung cư mini: BHXH Việt Nam chi trả trực tiếp cho thân nhân của người mất tại nhà

Ngân hàng Nhà nước đã trình chủ trương cơ cấu lại SCB

Nhiều yếu tố có thể ngăn cản NHNN nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ

Phó Thống đốc: Lãi suất cả thế giới tăng, Việt Nam đã 4 lần giảm
