Điểm danh 14 dự án quy mô gần 1000ha bị đề xuất thu hồi tại Mê Linh
Dự án nhà ở xã hội vướng đủ kiểu |
Vừa qua, UBND huyện Mê Linh có văn bản gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.
Theo đó, cơ quan này đề xuất thu hồi, chấm dứt 14 dự án với tổng diện tích 921,1 ha. Nguyên nhân do các dự án này chưa thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) từ trước năm 2008.
Các dự án là: Khu nhà vườn, chung cư phục vụ cho thu nhập thấp tại Thị trấn Quang Minh, diện tích 12,9ha do Công ty cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư. Khu nhà ở sinh thái Vietracimex tại xã Tiền Phong, diện tích 2,8ha do Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng làm chủ đầu tư.
Dự án Khu đô thị mới Việt Á tại xã Thanh Lâm do Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á làm chủ đầu tư. Dự án Khu đô thị mới BMC tại xã Đại Thịnh do Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại làm chủ đầu tư.
Dự án Khu đô thị mới Prime Group tại xã Đại Thịnh, xã Tráng Việt do Công ty cổ phần Prime Group làm chủ đầu tư. Dự án Khu nhà ở cao cấp Phương Viên tại xã Tam Đồng, xã Đại Thịnh do Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ du lịch Phương Viên làm chủ đầu tư.
Dự án Xây dựng bệnh viện cho người có thu nhập cao tại xã Tiền Phong do Công ty TNHH ĐTXD An Thịnh làm chủ đầu tư. Dự án Khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 và dự án Khu đô thị Mê Linh - Đại Thịnh tại xã Mê Linh, xã Đại Thịnh đều do Tổng Công ty Đầu tư phát triển và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư.
Khu đô thị mới Sông Hồng Thủ đô tại xã Mê Linh, xã Tiền Phong do Công ty cổ phần Mặt trời sông Hồng làm chủ đầu tư. Dự án trồng hoa, cây xanh kết hợp du lịch sinh thái tại xã Văn Khê, Tráng Việt do Công ty cổ phần Quốc tế Hùng Việt làm chủ đầu tư.
14 dự án diện tích gần 1.000 ha thuộc diện đề xuất thu hồi. Ảnh minh hoạ |
Dự án Khu nhà ở Thanh Lâm tại xã Thanh Lâm do Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ du lịch Phương Viên làm chủ đầu tư. Dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại xã Văn Khê, xã Hoàng Kim do Công ty cổ phần Sữa Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án Khu công nghiệp Quang Minh II tại thị trấn Quang Minh do Công ty TNHH Hợp Quần làm chủ đầu tư.
Cụ thể, đề nghị UBND TP thu hồi diện tích đất UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao và chấm dứt đầu tư với 12 dự án và loại khỏi hệ thống theo dõi đối với 2 dự án.
Đối với 4 dự án UBND TP đã có quyết định thu hồi quyết định định thu hồi quyết định giao đất của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có 3 dự án Khu đô thị mới Việt Á, Khu đô thị mới BMC, Khu đô thị mới Prime Group), năm 2018, UBND TP đã có quyết định chấm dứt thực hiện quyế định thu hồi đất. Tuy nhiên, đến nay các dự án này vẫn chưa chấm dứt được các thủ tục liên quan đến đầu tư.
Đối với 8 dự án, Xây dựng bệnh viện miễn phí cho người nghèo; Khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 1; Khu đô thị Mê Linh - Đại Thịnh; Khu nhà ở nhà vườn chung cư phục vụ thu nhập thấp; Khu công nghiệp Quang Minh II; Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên; Khu đô thị mới sông Hồng Thủ đô; Trồng hoa, cây xanh cảnh quan, rau sạch kết hợp du lịch sinh thái) đã đủ các căn cứ pháp lý thu hồi và chấm dứt đấu tư.
Cũng theo báo cáo, sau khi kiểm tra, rà soát 64 dự án, trong đó có 49 dự án là đô thị, nhà ở và 15 dự án là sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, khu công nghiệp và bệnh viện đều là các dự án được hình thành từ trước thời điểm huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội và thuộc loại chậm triển khai từ trên 10 năm nay.
Nguyên nhân khách quan là điều chỉnh quy hoạch, thủ tục đầu tư, chính sách đất đai thường xuyên thay đổi, chênh lệch giá đất về bồi thường, hỗ trợ giữa 2 tỉnh, thành rất lớn, đặc biệt là chính sách đất dịch vụ không kịp thời được tháo gỡ. Nguyên nhân chủ quan là năng lực các nhà đầu tư còn yếu kém, nhiều chủ đầu tư ôm đất không làm... gây lãng phí nguồn lực, mất niềm tin.
“Khoảng 30 tỷ USD giá trị các dự án bất động sản đang phải tạm dừng” |