Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp để xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025
Đại diện doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng người lao động tại ngày hội việc làm. Ảnh minh họa: N.L. |
Theo Cổng thông tin Bộ LĐ-TB&XH, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiến hành điều tra về tình hình doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu vùng gần nhất; tác động về chi phí của doanh nghiệp; mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; mức tiền lương bình quân, tiền lương làm thêm giờ, kết cấu tiền lương, mức lương thấp nhất của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2023, năm 2024.
Theo kế hoạch, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp ở 18 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.
Cụ thể gồm: vùng Đồng bằng sông Hồng (TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc); vùng Đông Bắc (Quảng Ninh); vùng Tây Bắc (Hòa Bình); Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An); Duyên hải Nam Trung Bộ (TP. Đà Nẵng, Khánh Hòa); Tây Nguyên (Đắk Lắk); Đông Nam Bộ (TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) và Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, TP. Cần Thơ).
Trong đó, hai địa phương có số doanh nghiệp được khảo sát nhiều nhất là: TP. Hà Nội: 700 doanh nghiệp và TP. HCM: 800 doanh nghiệp.
Mục đích của cuộc điều tra này nhằm thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025; phục vụ công tác quản lý, công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động để doanh nghiệp, người lao động tham khảo để thương lượng tiền lương.
Theo quy định tại Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Mỗi năm Hội đồng tiền lương quốc gia đều nhóm họp để tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.
Gần đây nhất, ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo các vùng từ 1/7/2024 tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.
Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng tại 4 vùng được quy định như sau: vùng I: tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng; vùng II: tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng; vùng III: tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860 đồng/tháng; vùng IV: tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu theo giờ tại vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ, vùng II từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ, vùng III từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ, vùng IV từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
10 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024. Nguồn: Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn. |
Nhận lương đến 30 triệu đồng khi đi thực tập ở Nhật Bản ngành sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật ... |