Theo Wall Street Journal, việc đồng USD tăng giá rất mạnh so với đồng euro, đồng yên Nhật và đồng bảng Anh cũng như nhiều loại tiền tệ khác đang khiến cho hàng hóa sản xuất ở nước ngoài trở nên rẻ hơn so với hàng sản xuất tại Mỹ. Đối với các nhà sản xuất Mỹ hiện đang có vận hành nhà máy ở nước ngoài, doanh thu thu về của họ tính theo ngoại tệ quy đổi về đồng USD hiện đang giảm đi bởi đồng USD tăng giá quá nhanh.
Các chuyên gia ngành nhận định rằng việc cơ chế tỷ giá không thuận lợi chắc chắn đã làm suy giảm doanh thu của ngành sản xuất công nghiệp, điều này có thể thấy rõ khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh vào tháng này. RBC Capital Markets dự báo mức suy giảm doanh số với tập đoàn 3M hay hãng sản xuất thiết bị sưởi ấm, điều hòa Carrier Global giảm lần lượt 5,1% và 3,4%.
Doanh nghiệp nước ngoài trong khi đó đang có lợi thế về giá với hàng hóa của Mỹ ở thời điểm mà nhiều doanh nghiệp Mỹ không ngừng mở rộng sản xuất.
Doanh nghiệp Marlin Steel Wire Products LLC trụ sở tại Baltimore chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ trong công nghiệp và y tế đã có thêm việc trong thời kỳ đại dịch COVID-19 trước đây từng sử dụng nhiều nhà cung cấp tại Trung Quốc.
Giờ đây, doanh nghiệp này chuyển sang cung cấp cho các nhà máy bán dẫn tại Mỹ. Chủ doanh nghiệp cho biết công ty đã tăng thêm 50% diện tích nhà máy tại bang Baltimore, áp dụng robot trong sản xuất và mua thêm donah nghiệp khác ở Indinana vào cuối năm ngoái.
Cũng theo ông này, các đối thủ châu Âu của ông đang gặp khó khi chi phí năng lượng leo thang và nỗi lo suy thoái kinh tế ngày một lớn dần, tuy nhiên họ lại có sức cạnh tranh khi xuất hàng bởi đồng euro đang hạ giá, người tiêu dùng khẳng định hàng từ châu Âu giờ đây cứ như được hạ giá 10 hay 20%.
Từ đầu đại dịch COVID-19 đến nay, tình hình chuỗi cung ứng thiếu ổn định và chi phí vận tải leo thang khiến cho nhiều doanh nghiệp Mỹ phải tìm kiếm lựa chọn thay thế. Nhiều nhà máy và dây chuyền sản xuất mới được đưa vào vận hành giúp thêm các sản phẩm bán dẫn, phụ tùng ô tô, can nhôm và nhiều loại hàng hóa khác được sản xuất, sản xuất nội địa phục hồi, nước Mỹ mất hàng triệu việc làm về tay Trung Quốc và nhiều địa điểm khác trong thập niên 2000.
Sự tăng giá của đồng USD có nguyên nhân trực tiếp từ việc kinh tế Mỹ tăng trưởng nhảy vọt sau thời kỳ đại dịch COVID-19 và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không ngừng nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Bằng việc siết chặt chính sách lãi suất trong năm nay, Fed đã đẩy cao giá trị của đồng USD so với nhiều loại tiền tệ khác bởi nhà đầu tư trên khắp thế giới chuyển đổi từ đồng tiền của họ sang đồng USD để mua lại trái phiếu Bộ Tài chính có lợi suất cao hơn. Theo các chuyên gia phân tích, sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ đã tăng lên khi mà toàn cầu đương đầu với nhiều yếu tố gián đoạn do căng thẳng Nga – Ukraine và sự suy yếu của các nền kinh tế khắp nơi trên thế giới.
Những doanh nghiệp Mỹ có hoạt động kinh doanh tại châu Âu đang đương đầu với tình trạng nhu cầu với hàng hóa Mỹ suy giảm tại đây, kinh tế châu Âu yếu đi dù rằng tỷ giá đồng euro suy giảm đang khiến châu lục này có lợi. Doanh thu quý 2/2022 của hãng sản xuất thiết bị Whirl Corp tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, chỉ riêng đồng euro chiếm khoảng 9% mức suy giảm này.
Châu Âu và Trung Đông chiếm khoảng hơn nửa doanh thu của doanh nghiệp sản xuất thiết bị nông nghiệp Agco Corp. Trong 6 tháng đầu năm 2022, chênh lệch tỷ giá không có lợi đã khiến doanh thu của doanh nghiệp giảm đến 3,1%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng ngân hàng trung ương nhiều nước khác sẽ vẫn tiếp bước Fed bằng việc nâng lãi suất trong những tháng sắp tới. Điều này sẽ giúp làm giảm chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và nhiều nơi khác, làm giảm đi nhu cầu của nhà đầu tư và khiến cho giá trị của đồng USD bắt đầu giảm từ giữa năm 2023.
Áp lực khiến đồng USD giảm giá sẽ đến từ việc thâm hụt thương mại Mỹ tăng lên trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Doanh nghiệp Mỹ tăng cường mua hàng hóa nhập khẩu để có thể đáp ứng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng các loại, từ tivi cho các loại phương tiện giải trí.
“Kinh tế Mỹ thời kỳ hậu COVID-19 tăng trưởng mạnh và cần đến rất nhiều hàng hóa nhập khẩu”, đồng trưởng bộ phận kinh tế thuộc tổ chức tình báo kinh tế S&P Global – ông Joel Prakken phân tích. Ông nói cần phải cân nhắc đến thâm hụt thương mại Mỹ ở mức 1,1 nghìn tỷ USD trong nửa đầu năm 2022 so với con số 790 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2021.