Các chuyên gia kinh tế tuy nhiên cảnh báo rằng hiện đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt liên quan đến việc nhu cầu tiêu dùng trong nhóm người tiêu dùng Mỹ yếu đi, nó cũng cho thấy suy thoái kinh tế hiện vẫn đang là rủi ro lớn trong năm nay.
Trong quý cuối năm 2022, GDP tại Mỹ tăng trưởng ở tốc độ 2,9%, giảm đáng kể so với con số 3,2% của quý 3/2022. Báo cáo riêng biệt về thị trường lao động công bố vào ngày thứ Năm cũng cho thấy kinh tế Mỹ đang tăng trưởng vững vàng chứ không phải bên bờ vực suy giảm, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu bất ngờ giảm.
Đối với Fed, sau khi nâng lãi suất mạnh tay nhất trong hơn 1 thế hệ trong năm vừa qua, số liệu tăng trưởng GDP mới nhất cho thấy nhiều khả năng kinh tế Mỹ vẫn có thể hạ cánh mềm, đó là kịch bản mà chính sách tiền tệ thắt thặt hạ nhiệt chi tiêu tiêu dùng và giảm lạm phát, tuy nhiên nó tránh siết chặt nền kinh tế đến mức tạo ra các đợt sa thải nhân công trên diện rộng.
“Kinh tế Mỹ đang chững lại, tuy nhiên số liệu GDP tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng đang làm giảm nỗi sợ suy thoái trong cùng lúc đó”, theo chuyên gia phân tích thị trường tại City Index – ông Fawad Razaqzada. Cũng theo ông Razaqzada, các chuyên gia gọi đó là tình huống bế tắc và nó sẽ tích cực với các tài sản rủi ro.
Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh đến nhiều con số trong báo cáo kinh tế vào ngày thứ Năm: đó là những thông tin liên quan đến tiêu dùng cá nhân, cho đến nay là động lực quan trọng nhất của kinh tế Mỹ. So với quý liền trước, GDP Mỹ tăng trưởng 2,1% trong quý 4/2022, thấp hơn kỳ vọng của giới chuyên gia. Một chỉ báo khác về nhu cầu nhầm, tức là doanh số bán hàng cho người mua hàng nội địa, sau khi điều chỉnh với lạm phát, tăng chỉ 0,8%.
“Khi chúng ta nhìn vào những gì xảy ra với người tiêu dùng, vốn là “xương sống” của kinh tế Mỹ, chúng ta đang chứng kiến sự suy giảm về động lực”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Stifel Nicolaus & Co – bà Lindsey Piegza nói với Bloomberg TV.
“Khi mà người tiêu dùng không hạnh phúc, chúng ta thực sự không thể kỳ vọng vào tăng trưởng dương chứ không nói đến tăng trưởng tương đương với những gì chúng ta chứng kiến vào sáng nay. Chúng ta đang dần hướng đến suy thoái kinh tế”, bà nhấn mạnh.
Người tiêu dùng đang gặp khó bởi chi phí cuộc sống leo thang, và trong phần lớn khoảng thời gian đại dịch, thu nhập của họ tăng không đủ bù lạm phát. Nhiều người tiết kiệm chi tiêu hơn và họ có những khoản tiền tích lũy được trong đại dịch với sự hỗ trợ của chương trình tài chính từ chính phủ Mỹ để có thể duy trì được chi tiêu.
Các đợt nâng lãi suất của Fed sẽ ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến chi tiêu các hộ gia đình trong năm nay: Thông thường sẽ mất vài tháng chi phí lãi vay mới thực sự tạo ra ảnh hưởng.
Chính sách tiền tệ thắt thặt hiện đang gây ra áp lực lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Đầu tư doanh nghiệp chững lại trong quý 4/2022, hoạt động xây dựng nhà ở vẫn sụt giảm khi mà sự bùng nổ trên thị trường nhà đất đảo chiều.
Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tuần tới, nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng NHTW Mỹ đang tiến gần đến cuối chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ. Các quan chức thuộc Fed phát đi thông điệp rằng lãi suất sẽ duy trì ở ngưỡng cao trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm cho đến khi lạm phát được kiềm chế.
Tuy nhiên nếu việc người tiêu dùng giảm chi tiêu được thể hiện rõ trong các số liệu GDP và nó cho thấy điều tệ hại hơn diễn ra, Fed có thể phải đảo chiều chính sách sớm hơn trước thời điểm cuối năm nay, theo chuyên gia kinh tế trưởng tại Ernst & Young LLP – ông Gregory Daco.
“Việc Fed hành động quá mạnh tay để siết chặt chính sách tiền tệ cũng như tác động có độ trễ của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế làm tăng khả năng có sai lầm chính sách. Chúng tôi tin rằng hoàn toàn có khả năng lãi suất sẽ được điều chỉnh giảm từ cuối năm 2023”, ông nhấn mạnh.