Có lẽ đây là một chiến lược khá khác biệt của Trung Quốc bởi trong suốt nhiều thập kỷ qua, sự tập trung của Trung Quốc vốn chủ yếu vào phía cung, hỗ trợ cho người chủ sử dụng lao động để họ có thể giữ chân người lao động đi làm, nhờ vậy góp phần vào ổn định và phát triển của xã hội.
Theo một số trường phái quan điểm, Trung Quốc sẽ không trải qua tình trạng tương tự như Mỹ, nơi mà lượng tiền hỗ trợ của liên bang quá nhiều đã giúp cho hàng triệu người Mỹ thoát khỏi đói nghèo, tuy nhiên cũng giúp có thêm 2 nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm các hộ gia đình, chính vì vậy góp phần đẩy cao áp lực lạm phát.
Dù rằng điều này có vẻ như tốt cho Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế tại Nomura Holdings khẳng định thực sự cần phải thận trọng và thậm chí phải lo lắng về vấn đề này. Dựa trên lượng tiền người dân Trung Quốc gửi vào ngân hàng cũng như con số về thu nhập của người dân, các chuyên gia kinh tế tính toán rằng các hộ gia đình trên thực tế đã xây dựng được lượng tiết kiệm tương đương đến 720 tỷ USD.
“Những yếu tố này khiến người ta nghĩ đến khả năng sẽ có sự bùng nổ của nhu cầu từ Trung Quốc sau khoảng thời gian bị dồn nén và cũng bởi người dân có lượng tiết kiệm quá lớn. Tuy nhiên họ cũng cần phải cẩn thận với những gì mà họ mơ ước”, chuyên gia kinh tế thuộc Nomura nhấn mạnh.
Các hộ gia đình Trung Quốc có thể không hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ thất nghiệp thời kỳ đại dịch hoặc hỗ trợ giải cứu tại Nhật, Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên họ cũng tiết kiệm rất nhiều, chuyên gia kinh tế thuộc Nomura Rob Subbaraman và Si Ying Toh viết trong báo cáo nghiên cứu công bố ngày 19/1/2022. Những người tiết kiệm có được động lực nhờ vào việc bất động sản Trung Quốc sụt giảm về giá trị và tình trạng thất nghiệp trong thanh niên Trung Quốc tăng cao.
Trong năm ngoái tại Mỹ, tiêu dùng người dân vẫn tăng trưởng tốt dù rằng nước Mỹ trải qua quá trình siết chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhất trong hơn 1 thập kỷ nhờ vào tiết kiệm tăng mạnh
Tại Mỹ, tiêu dùng người dân trong năm ngoái tăng trưởng mạnh dù rằng Mỹ áp dụng chính sách siết chặt tiền tệ mạnh tay nhất trong hơn 1 thập kỷ, nguyên nhân chính cũng bởi người dân Mỹ có quá nhiều tiền tiết kiệm.
Ngược lại tại Trung Quốc, quá trình mở cửa nền kinh tế diễn ra ở thời điểm mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng đang nới lỏng chính sách, chính vì vậy áp lực lạm phát leo thang.
Các chuyên gia kinh tế khẳng định sẽ có hai loại cú sốc lạm phát mà Trung Quốc sẽ tạo ra cho thế giới.
Thứ nhất là tác dụng tiêu cực lên chuỗi cung ứng bởi các biện pháp phong tỏa không bắt buộc tại Trung Quốc, nhiều nhà máy chật vật trong việc duy trì hoạt động bởi người lao động ở nhà.
Sau đó đến cú sốc nhu cầu khi mà người tiêu dùng Trung Quốc tăng cường chi tiêu “trả thù” và vì vậy đẩy tăng giá hàng hóa. Chi tiêu người dân tại Mỹ yếu đi đã có lúc kéo lùi giá hàng hóa, tuy nhiên cũng ở một số thời điểm, nhập khẩu Trung Quốc sẽ đẩy cao áp lực giá cả.
Và cũng không nên quên việc xuất khẩu nhu cầu của Trung Quốc, chủ yếu trong hình thức du lịch.
“Sau ba năm bị tách biệt khỏi thế giới, nhu cầu du lịch nước ngoài hiện đang tăng rất cao. Chúng tôi cho rằng du lịch ra nước ngoài của người Trung Quốc ở thời điểm cuối năm 2023 sẽ hồi phục lên ngưỡng tương đương khoảng 75% so với trước đại dịch COVID-19”, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics – bà Sheana Yue nhận định.