Vì sao tỷ phú Jack Ma đang xuất hiện ngày một nhiều trước công chúng?
Từ năm 2020 khi mà chính quyền Bắc Kinh hủy đợt niêm yết cổ phiếu của tập đoàn tài chính Ant và sau đó đến Alibaba vì lý do chính sách, vị tỷ phú này đã trở nên kín tiếng, theo Hong Kong Economic Times đưa tin dẫn nguồn tin giấu tên. Ông Ma đã đến được vài ngày tuy nhiên chương trình đi lại thực tế của ông hiện vẫn không rõ ràng, theo nguồn tin thân cận từ vụ việc.
Từ cuối năm 2022, ông Ma đã nối lại những hoạt động từng làm nên tên tuổi của một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông dành thời gian sống ở Tokyo và miền quê của Nhật trước khi đến Thái Lan nơi mà ông đến thăm nhiều địa điểm nổi tiếng cũng như tham gia xem trận đấu Muay Thai. Trước đó, ông đến Mỹ và Israel, theo Financial Times đưa tin.
Nhà điều hành doanh nghiệp này thuộc nhóm những nhà điều hành doanh nghiệp nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông đã đi lại tham gia nhiều hoạt động hơn kể từ khi Bắc Kinh có dấu hiệu nới lỏng chiến dịch giảm thiểu tầm ảnh hưởng và sức mạnh của các doanh nghiệp Internet. Vào tháng này, ông đã từ bỏ quyền kiểm soát đế chế tài chính công nghệ Ant, động thái mà nhiều nhà quan sát cho rằng nó có thể coi như dấu hiệu cho thấy chiến dịch thắt chặt kiểm soát đang dần đến hồi kết thúc.
Cổ phiếu Alibaba tăng khoảng 3,4% trên thị trường Hồng Kông tăng 3,4% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và như vậy ghi nhận mức tăng cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Ông Ma biến mất khỏi công chúng sau khi vào năm 2020, ông từng có bài phát biểu chỉ trích các nhà quản lý Trung Quốc ngay trước khi đợt IPO của tập đoàn tài chính Ant được tiến hành, sau đó Bắc Kinh đã hủy đợt IPO này.
Sự kiện này đã tạo ra nhiều hoạt động điều tra nhắm đến hàng loạt doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Alibaba hay Didi Global, nó gây tổn hại đến nhiều doanh nghiệp đối thủ như Tencent Holdings và buộc nhiều doanh nhân phải giảm đi các hoạt động của họ.
Nhiều doanh nhân giống như ông Ma từ đó đến nay đã từ bỏ các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp và tăng cường quyên góp cho các hoạt động từ thiện nhằm thực hiện đúng mục tiêu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên quan đến mục tiêu thịnh vượng chung.
Chuyên gia kinh tế tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Cai Fang, cho rằng các biện pháp quản lý chống độc quyền sẽ giúp làm tăng năng suất lao động và hỗ trợ cho triển vọng tăng trưởng dài hạn của kinh tế Trung Quốc.
Giờ đây, Trung Quốc đã đạt vị thế nước thu nhập trung bình, tăng trưởng trong tương lai sẽ cần phải đến từ tăng năng suất lao động hơn là tăng đầu tư, theo ông Cai cho biết. Như vậy, điều này cần đến việc chính phủ cần phải tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và ngăn độc quyền chứ không chỉ phụ thuộc vào thị trường như hiện tại.
“Cơ chế thị trường là mẹ và là nền móng cho sự độc quyền. Các yếu tố cơ bản của thị trường thường cố gắng làm giảm đi sự tồn tại và gây tổn hại đến độc quyền. Chính phủ cần phải giảm thiểu những trở ngại đối với cạnh tranh từ các tiến bộ công nghệ và sự mở rộng của doanh nghiệp”, ông Cai khẳng định.
Ông Cai nói rằng rủi ro các công ty công nghệ độc quyền rất cao bởi họ bởi họ thường có quy mô lớn và và có nhiều rào cản gia nhập trên thị trường này bởi họ nắm quyền kiểm soát dữ liệu.
Ông Cai nói nhiều đến sự tái phân phối, chủ đề đã được quan tâm nhiều sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi về sự thịnh vượng chung. Ông kêu gọi xây dựng hệ thống an sinh xã hội đảm bảo rằng sinh kế của con người không chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc việc làm và thu nhập, đồng thời đảm bảo chia sẻ bình đẳng dịch vụ giữa các khu vực. Đồng thời, các thành phố lớn nên đi đầu trong việc cải thiện dịch vụ công.