Nguy cơ lạm phát toàn cầu bị "thổi bùng" từ việc Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế
Nhiều chuyên gia kinh tế nhìn chung không lo lắng, tuy nhiên họ cho biết sự bất ổn ban đầu sẽ chỉ khiến cho tình hình thêm khó khăn với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới đang trong quá trình nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát bằng việc hãm lại tăng trưởng kinh tế.
Trung Quốc chắc chắn sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi kinh tế phục hồi, vì vậy nó làm đẩy tăng áp lực lên giá dầu và nhiều loại hàng hóa khác. Cùng lúc đó, tuy nhiên, quá trình mở cửa của kinh tế Trung Quốc sẽ có thể làm dịu đi những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng và cho phép các nhà máy tăng cường sản xuất, nó giúp giải quyết một số vấn đề từng gây ra lạm phát cao trong năm 2022.
Hai tác động có thể bù trừ lẫn nhau qua thời gian, tuy nhiên nhiều diễn biến mới sẽ có thể khiến cho ngân hàng trung ương nhiều nước có thêm lý do để giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn khi mà họ xem xét đến ảnh hưởng từ Trung Quốc thậm chí khi mà nhiều nền kinh tế lớn của thế giới đang tiến gần hơn đến khả năng suy thoái kinh tế.
“Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành nhân tố X trong cuộc chiến chống lạm phát trên toàn cầu và Fed không thể làm gì nhiều để ngăn chặn điều đó”, giám đốc điều hành tại China Beige Book tại Washington DC – ông Leland Miller phân tích.
Chính quyền Bắc Kinh đã khiến cho tăng trưởng kinh tế đi xuống trong phần lớn khoảng thời gian của 3 năm qua khi mà giới chức tiến hành phong tỏa các thành phố đồng thời siết chặt kiểm soát biên giới nhằm ngăn COVID-19 lây lan. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc năm 2022 giảm đến năm thứ 2 liên tiếp và tăng trưởng kinh tế nói chung hạ nhiệt xuống chỉ còn khoảng 3% - tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Cuối năm ngoái, giới chức Trung Quốc bất ngờ loại bỏ đi các biện pháp kiểm soát biên giới, chính vì vậy số lượng các ca lây nhiễm COVID-19 tăng lên mức đột biến, ngoài ra, nhiều chuyên gia kinh tế đang kỳ vọng vào khả năng kinh tế phục hồi mạnh một khi làn sóng lây nhiễm dịch qua đi. Các chuyên gia kinh tế phố Wall hiện đang dự báo về mức tăng trưởng kinh tế đạt 5% hoặc cao hơn trong năm nay.
Người tiêu dùng Trung Quốc, mắc kẹt bên trong các căn hộ, căn nhà của họ trong phần lớn thời gian đại dịch COVID-19, đã tích lũy được hơn 2 nghìn tỷ USD trong các khoản tiền gửi ngân hàng vào năm ngoái, vì vậy họ sẽ có động lực chi tiêu nhiều hươn.
Hiện tại, đang xuất hiện nhiều dấu hiệu lạm phát tăng cao tại Trung Quốc dù rằng lạm phát Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu. Giá phòng khách sạn tại một số điểm du lịch nổi tiếng tăng mạnh, giá thực phẩm tại Trung Quốc tháng 12/2022 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) gần đâu cho biết nhu cầu tăng cao từ phía Trung Quốc có thể khiến cho tiêu thụ dầu toàn cầu tăng lên mức ước khoảng 101,7 triệu thùng dầu/ngày, cao hơn nhiều so với ngưỡng trước COVID-19.
Nếu Trung Quốc duy trì được quá trình mở cửa nền kinh tế, giá dầu Brent thậm chí có thể giao dịch trung bình ở ngưỡng khoảng 100USD/thùng vào thời điểm cuối năm nay từ mức 82USD ở hiện tại, theo các chuyên gia kinh tế tại Societe Generale. Giá dầu cao cũng đồng nghĩa với chi phí xăng dầu và vận tải leo thang trong khi mà tại Mỹ gần đây, giá xăng đã giảm đáng kể.
Nhu cầu khí đốt để phục vụ cho các ngành công nghiệp cũng như hóa chất của Trung Quốc cũng có thể sẽ là một vấn đề, nó đẩy giá cao hơn ở thời điểm mà bản thân châu Âu đang chật vật trong việc có đủ nguồn cung năng lượng.
Giá cả điều chỉnh tăng ở thời điểm lạm phát ở nhiều nơi trên thế giới dường như đang hạ nhiệt. Tháng 12/2022, lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt 6 tháng liên tiếp còn chỉ số lạm phát tại Anh cũng giảm đến tháng thứ 2. Ở thời điểm tháng 11/2022, lạm phát tại nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới ghi nhận tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 8/2021, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).