Trong quý cuối cùng của năm 2022, doanh số bán điện thoại thông minh sụt giảm đến 18,3% so với cùng kỳ năm trước xuống chỉ còn hơn 300 triệu chiếc, theo công bố của IDC. Tính cả năm, doanh số bán điện thoại thông minh của IDC hạ 11,3% và rơi xuống mức thấp nhất trong thập kỷ này, theo các nghiên cứu viên.
“Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến doanh số bán điện thoại thông minh trong quý nghỉ lễ lại giảm sâu đến như vậy”, giám đốc nghiên cứu tại IDC – bà Nabila Popal nhấn mạnh trong thông cáo báo chí. Cùng với lạm phát và các bất ổn kinh tế, các đợt phong tỏa COVID-19 tại Trung Quốc cũng là một yếu tố gây tổn hại đến ngành, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Apple với iPhone. “Doanh số bán điện thoại thông minh có được từ các chương trình kích cầu, khuyến mại trong quý đã giúp cho làm giảm lượng tồn kho hiện có chứ không phải đẩy tăng doanh số”, bà Popal phân tích.
Ngoài yếu tố tiêu dùng, sự gián đoạn sản xuất cũng là một yếu tố khiến doanh số bán điện thoại thông minh giảm. Những biến động tại trung tâm sản xuất điện thoại thông minh của Apple tại Trung Quốc cũng gây gián đoạn sản xuất trong quý. Các cuộc biểu tình liên quan đến các biện pháp hạn chế đi lại cũng như điều kiện sống tại khu tổ hợp nhà máy sản xuất tại thành phố Trịnh Châu – Trung Quốc, nơi được coi như công xưởng sản xuất điện thoại iPhone, đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất điện thoại thông minh suốt nhiều tuần.
Điện thoại thông minh thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Hàn Quốc và cũng là nguồn thu quan trọng cho Việt Nam bởi hãng điện tử Samsung Electronics vận hành nhà máy tại cả hai thành phố. Trong quý gần nhất, Samsung công bố lợi nhuận giảm sâu nhất trong hơn 1 thập kỷ, chủ yếu bởi việc nhu cầu với các sản phẩm bán dẫn giảm sâu. Samsung Electronics đồng thời dễ chịu ảnh hưởng từ việc doanh số bán điện thoại thông minh giảm còn bởi vai trò của Samsung Electronics trong việc cung cấp chip nhớ cũng như màn hình hiển thị cho toàn ngành.
Doanh số bán điện thoại thông minh có thể coi như chỉ báo quan trọng về nhu cầu với các sản phẩm chip. Doanh số bán điện thoại thông minh tại Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trưởng chỉ 0,7% trong năm nay sau khi giảm 2,1% trong năm ngoái, theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB). Xuất khẩu chip từ Hàn Quốc trong năm 2023 được dự báo giảm đến 9,8% so với 1 năm trước, như vậy nó cho thấy rằng quá trình phục hồi của nhu cầu sẽ không xảy ra cho đến cuối năm nay.
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) ngày 25/1 công bố báo cáo "Đóng góp của ngành công nghiệp chíp bán dẫn vào kinh tế Hàn Quốc và chiến lược phát triển tương lai".
Theo báo cáo này, nếu xuất khẩu chíp bán dẫn giảm 10% và 20% thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc sẽ giảm đi lần lượt là 0,64% và 1,27%.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) hiện đang dự báo kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,7% trong năm 2023. Viện nghiên cứu kinh tế công nghiệp và thương mại Hàn Quốc (KIET) dự báo trong năm nay, xuất khẩu chíp bán dẫn sẽ giảm 9,9%, trong đó mức giảm là 16,8% vào nửa đầu năm, và 2,2% vào nửa cuối năm.
Trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 683,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chíp bán dẫn đạt 129,2 tỷ USD. Tỷ trọng xuất khẩu chíp bán dẫn trên tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng vọt từ 10,9% năm 2010 lên 18,9% năm ngoái.
Báo cáo trên cho biết trong năm 2022, đầu tư thiết bị chíp bán dẫn đạt 54.600 tỷ won (44,33 tỷ USD), giảm 7% so với một năm trước đó, và được dự báo sẽ đạt 51.800 tỷ won (42,06 tỷ USD) trong năm nay, giảm tiếp 5,1%.