Giá đất nền nhiều tỉnh hạ nhiệt vẫn khó tìm khách mua
Báo cáo Thị trường Bất động sản Việt Nam mới nhất vừa được Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam phát hành cho thấy, quý 3 vừa qua tại TPHCM và khu vực Đông Nam Bộ chỉ ghi nhận 9 dự án mở bán với nguồn cung khoảng gần 1.100 nền, giảm 65% so với quý 2. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 550 nền, tương đương 52% nguồn cung mới, giảm 78% so với quý trước (mức thấp nhất kể từ đầu năm).
Tại khu vực Trung Bộ, trong quý có 18 dự án nhà ở đang chào bán, cung cấp ra thị trường gần 1.700 sản phẩm; trong đó có khoảng 1.000 sản phẩm đất nền. Số lượng giao dịch trong quý này đạt gần 700 giao dịch, tỷ lệ hấp thụ 40,7%.
Tại khu vực Tây Nguyên, sau khi việc phân lô, tách thửa, chuyển nhượng trên toàn tỉnh Lâm Đồng cơ bản được kiểm soát, hoạt động mua bán bán đất nền giảm mạnh khi chỉ có hơn 6.000 nền được giao dịch thành công quý vừa qua, giảm hơn 13.000 so với quý 2. Giá có xu hướng giảm nhẹ, một số nhà đầu tư đã chấp nhận cắt lỗ.
Tại khu vực Bắc Trung Bộ, hơn 70% nguồn cung trong quý là dự án thấp tầng, đất nền với giá trung bình các dự án khoảng 33,5 triệu đồng/m2, tỷ lệ hấp thụ thấp. Nhu cầu mua bán trao đổi ký gửi giảm mạnh.
Không riêng những khu vực trên, khu vực Duyên hải Bắc Bộ cũng chứng kiến sự giảm nhiệt của phân khúc đất nền khi nhiều địa phương có mức giá đi ngang. Thị trường có tình trạng một số nhà đầu tư chào giá giảm 8-10% so với quý 2 nhưng vẫn khó tìm khách mua.
Đề cập đến thị trường đất nền tại một số tỉnh, báo cáo của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, tại tỉnh Khánh Hòa, trong quý 3 vừa qua, không có dự án đất nền mới mở bán, giao dịch tập trung ở phân khúc đất nền ở vùng ven, với giá 5-6 triệu đồng/m2. Thị trường đất nền tại địa phương này ghi nhận chững lại từ đầu tháng 9 vừa qua, lượng giao dịch sụt giảm so với quý trước.
Tại Bình Định, giao dịch trong quý chủ yếu tập trung ở loại hình đất đấu giá, tuy nhiên, thanh khoản ở mức thấp.
Tại các địa phương khác như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… ghi nhận tình trạng đầu cơ giảm nhiều so với 6 tháng đầu năm nay. Hiện tượng các nhà đầu tư bỏ cọc... các khu đất, dự án trước kia tấp nập người mua kẻ bán giờ vắng vẻ, lác đác một vài người hỏi giá nhưng không đặt vấn đề mua, cọc.
Mặc dù vậy, tại Hà Nội, giá đất nền ở một số dự án bình quân vẫn tăng hơn 20% so với 2021 và khoảng 5% so với đầu năm. Cá biệt, một số khu vực như Mê Linh, giá bán ở một số dự án được đẩy lên tới 100 triệu đồng/m2.
Các tin khác

Đề nghị Bộ Xây dựng không nên tiếp tục đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Bất động sản dưỡng lão có dư địa phát triển lớn nhưng cung không đủ cầu

Sở hữu nhà chung cư là vấn đề nhạy cảm, phải bắt đúng "bệnh" để có đối sách phù hợp

Người thuê nhà dưới 15m2 có thể không được đăng ký thường trú ở Hà Nội

Thuế chuyển nhượng bất động sản tính thế nào theo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi?

Nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội

Hệ số K để bồi thường đất ở tại TP.HCM cao nhất là 25 lần so với bảng giá đất

Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất: Sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hà Nội sắp đấu giá hàng loạt khu đất trong tháng 3/2023

Chính phủ đề xuất triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Chính phủ: Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản

Sửa Luật Đất đai: Đề nghị giới hạn mức tăng tiền thuê đất hàng năm

Cần quan tâm dự án bất động sản trung và cao cấp sắp hoàn thành thiếu vốn bị tắc nghẽn

Thảo luận vấn đề "nóng" ngành bất động sản tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần III

Giá nhà ở xã hội phải phù hợp với thu nhập của người dân

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

Tác động từ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS đến thị trường BĐS

TS. Cấn Văn Lực: Năm 2022 là năm "họa vô đơn chí" với thị trường bất động sản

Hưng Yên “san sẻ” gánh nặng nguồn cầu nhà ở cho Hà Nội
