Công ty CP Đầu tư Dược phẩm HTP chậm đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng hơn 703 triệu đồng, số liệu chậm đóng tính đến hết ngày 31/8/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 15/9/2024. Trong ảnh: người lao động Công ty trong một chương trình đào tạo. Nguồn: HTP. |
Theo tìm hiểu của Nhịp sống Doanh nghiệp, Công ty CP Đầu tư Dược phẩm HTP (HTP Pharma) thành lập tháng 1/2019, trụ sở chính tại tầng 6, Tòa nhà Mê Linh Point Tower, số 2 Ngô Đức kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM; văn phòng làm việc tại số 242 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM.
Ông Phạm Xuân Thái là người đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc HTP Pharma.
HTP Pharma có ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.
HTP Pharma có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, theo ghi nhận của Nhịp sống Doanh nghiệp tại lần thay đổi gần nhất ngày 13/06/2023.
Về lao động, HTP Pharma đăng ký 10 lao động, tại lần thay đổi gần nhất ngày 10/10/2019.
Ngoài làm người đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc HTP Pharma - ông Phạm Xuân Thái còn làm Giám đốc, người đại diện pháp luật tại Công ty TNHH Đầu tư Dược phẩm HTP Hà Nội.
Công ty này thành lập tháng 2/2019, trụ sở tại LK10, tòa C14 Bắc Hà, đường Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.
Dược phẩm HTP Hà Nội lúc thành lập có vốn điều lệ 6 tỷ đồng, trong đó HTP Pharma góp 5,4 tỷ đồng (90%), còn lại ông Lê Trung Nam góp 600 triệu đồng (10%).
Ghi nhận của Nhịp sống Doanh nghiệp, mặc dù HTP Pharma đang chậm đóng BHXH nhưng phía Công ty này đang tuyển thêm lao động.
Trong vai là người lao động có nhu cầu cần việc làm, phóng viên Nhịp sống Doanh nghiệp đã liên hệ để tìm hiểu và được phía Công ty này yêu cầu nộp hồ sơ cá nhân để ứng tuyển. Nếu hồ sơ phù hợp sẽ được phía Công ty liên hệ lại trao đổi.
Trên website doanh nghiệp tại đường dẫn https://htpp.com.vn/gioi-thieu/, Công ty tự giới thiệu HTP Pharma tiền thân là Công ty CP Đầu tư Hoa Thiên Phú đã có 16 năm hoạt động tại thị trường Việt.
Các thương hiệu quen thuộc của HTP Pharma có thể kể đến như: Sắc Ngọc Khang, Hoa Thiên, Bảo Nguyên…
Chậm đóng BHXH, BHTN thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 17 Luật BHXH 2014. Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Khi doanh nghiệp chậm đóng BHXH thì người lao động sẽ bị thiệt hại về quyền lợi. Cụ thể, BHYT của người lao động sẽ bị cắt nếu doanh nghiệp nợ tiền BHXH quá 30 ngày. Người lao động khi đi khám chữa bệnh trong thời gian này sẽ không được chi trả các quyền lợi của BHXH; người lao động sẽ không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Khi nghỉ việc thì người lao động cũng không chốt được quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN của mình. |
Xem thêm: Người lao động có được tự đóng số tiền Bảo hiểm xã hội bắt buộc công ty đang nợ không?
Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản? Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng, người tham gia đóng BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế ... |