Khánh Hòa: Người lao động bị thu hồi đất ở đô thị mới Cam Lâm sẽ được đào tạo việc làm
Cụ thể, theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuấn vừa ký quyết định phê duyệt đề án hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Huyện Cam Lâm và TP Cam Ranh.
Theo đó, nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong vùng bị thu hồi đất trong thời gian tới, UBND tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án nói trên. Mục tiêu của đề án là giúp những người lao động bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa được học nghề, có việc làm, có thu nhập và cuộc sống tốt hơn. Đồng thời đảm bảo cung cấp nhân lực qua đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
![]() |
Một góc huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). |
Được biết, tổng số người trong độ tuổi lao động bị ảnh hưởng do quá trình thực hiện đô thị hóa theo quy hoạch là 70.975 người. Trong đó, 26% lao động đã qua đào tạo và có bằng cấp chứng chỉ; 21,96% lao động trong độ tuổi 15-25; 26,31% lao động trong độ tuổi 26-35; 33,68% lao động trong độ tuổi 36-50 và 18,05% lao động trên 50 tuổi.
Có thể thấy, số lao động có độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu tuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp là rất ít.
Trong khi đó, người lao động lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp, không có chuyên môn kỹ thuật, chỉ quen với công việc làm nông, khả năng chuyển đổi ngành nghề mới và vào làm việc trong các doanh nghiệp cũng rất hạn chế.
Đồng thời, đối với lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu để tạo công ăn việc làm. Do đó, việc thu hồi đất sản xuất để thực hiện quy hoạch đô thị mới Cam Lâm đã làm ảnh hưởng đến việc làm không chỉ trước mắt mà còn diễn ra có tính lâu dài.
Từ đó, tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức đào tạo nghề cho lao động bị ảnh hưởng để giải quyết việc làm chuyển đổi nghề nghiệp tập trung ở các nghề tài chính – ngân hàng, dịch vụ du lịch và nhà hàng – khách sạn để cung cấp lao động cho khu vực dịch vụ và du lịch; đào tạo các nghề công nghệ - kỹ thuật để phục vụ cho khu vực công nghiệp và xây dựng.
Đồng thời, tỉnh cũng chú trọng đào tạo các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp công nghệ cao cho các lao động ở nhóm có độ tuổi lao động cao để phát triển các nghề truyền thống, buôn bán, dịch vụ nhỏ lẻ và khu vực quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao.
Điều kiện và chi phí hỗ trợ đào tạo việc làm
Theo dự kiến tổng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm khoảng 700 tỉ đồng (bao gồm nguồn vốn địa phương và nguồn vốn Trung ương).
Tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết, điều kiện hỗ trợ gồm người lao động bị thu hồi đất thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khi còn trong độ tuổi lao động theo quy định hiện hành. Những lao động này được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi đất.
Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ một lần cho từng nội dung hỗ trợ gồm hỗ trợ đào tạo học nghề và hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Về mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: Tối đa 3 triệu đồng/người bị thu hồi đất/khóa học (6 triệu đồng đối với người khuyết tật).
Ngoài ra, còn hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học và tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo cách xa nơi cư trú hơn 15 km (300.000 đồng đối với người khuyết tật nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên).
Bên cạnh đó, người lao động bị thu hồi đất còn được hỗ trợ việc làm trong nước thông qua hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa. Doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thuộc Khu đô thị Cam Lâm ưu tiên tuyển dụng lao động sau khi được đào tạo nghề.
Đối với đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí cho một khóa học (tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Nghị định số 81/2021 ngày 27/8/2021 của Chính phủ).
Người lao động bị thu hồi đất được ưu tiên bố trí việc làm tại chỗ - nơi hộ gia đình có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án hoặc từ những hoạt động sử dụng vốn Nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã thông qua chính sách việc làm công theo quy định.
Người lao động bị thu hồi đất còn được hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định số 61/2015 ngày 9/7/2015 của Chính phủ với mức hỗ trợ vay vốn tối đa là 100 triệu đồng/người...
UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND huyện Cam Lâm, Tp.Cam Ranh triển khai thực hiện đề án. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh.
Đồ án quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045 đã được HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua có tổng diện tích trên 54.719 ha, thuộc 14 đơn vị hành chính của H.Cam Lâm và một phần TP.Cam Ranh. Tính chất là đô thị sân bay tầm cỡ quốc tế, phát triển mô hình đô thị thông minh, là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học; trung tâm dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí cấp quốc gia; đô thị phát triển bền vững tiền đề phát triển công nghệ xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường... Quy mô dân số đến năm 2030 là 320.000 người, đến 2045 đạt 770.000 người. Về định hướng phát triển không gian, đồ án quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm có 7 phân khu chức năng, gồm: Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh; phân khu đô thị sinh thái, dịch vụ công nghiệp; phân khu sinh thái đẳng cấp quốc tế; phân khu đô thị trung tâm; phân khu ở, vui chơi giải trí quốc tế; phân khu dân cư, du lịch sinh thái và phân khu ở, sinh thái Hòn Bà. |
Các tin khác

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Doanh thu của Vietnam Airlines tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập
