“Không có khả năng Trung Quốc mở cửa trở lại làm giảm sức hấp dẫn FDI vào Việt Nam”

24/12/2022 12:20 An sinh Huyền Châm
Chuyên gia VinaCapital nêu hai lý do chính để đưa ra nhận định không có khả năng Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm giảm sức hấp dẫn FDI vào Việt Nam…

Ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng VinaCapital vừa có bài phân tích chủ đề “Trung Quốc mở cửa trở lại thúc đẩy nhẹ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023”.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, vì vậy các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và mọi người đều quan tâm đến tác động từ việc Trung Quốc nới lỏng chính sách “Zero COVID” đối với Việt Nam. Dư luận vẫn hoài nghi về việc khi nào Trung Quốc sẽ gỡ bỏ những hạn chế COVID sau thông báo của chính phủ nước này vào ngày 7/12.

Tuần trước Trung Quốc đã bỏ nhiều/hầu hết các yêu cầu xét nghiệm COVID, ngừng “truy vết COVID” và đã ngưng thông báo số ca nhiễm COVID. Trong khi đó, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc (CEWC) đã nhắc lại cam kết của chính phủ về “cải thiện tổng thể” và “tăng trưởng hợp lý” cho nền kinh tế Trung Quốc vào năm tới.

“Không có khả năng Trung Quốc mở cửa trở lại làm giảm sức hấp dẫn FDI vào Việt Nam”
Ông Michael Kokalari

Bài viết nêu, đa số đồng thuận là tăng trưởng tiêu dùng nội địa của Trung Quốc sẽ tăng từ khoảng 0% trong năm 2022 lên khoảng 7% so với cùng kỳ năm trước vào năm 2023 và mức sử dụng năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 10% trong năm tới. Do đó, các nhà đầu tư đang quan tâm liệu Việt Nam có thể hưởng lợi như thế nào từ sự phục hồi tiêu dùng của Trung Quốc, mặc dù có nhiều lo ngại về việc Trung Quốc mở cửa có thể làm gia tăng lạm phát ở Việt Nam và toàn cầu.

Kinh tế trưởng VinaCapital kỳ vọng, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn 2% vào năm tới do lượng khách du lịch Trung Quốc trở lại vào nửa cuối năm 2023. Lưu ý rằng, Vietnam Airlines đã nối lại các chuyến bay đến Trung Quốc vào ngày 9/12 và khách du lịch Trung Quốc chiếm 1/3 tổng lượng khách du lịch của Việt Nam trước COVID.

Vị này cũng dự đoán, Trung Quốc mở cửa trở lại trong năm tới sẽ chỉ tác động đến lạm phát ở mức thấp và lưu ý rằng lạm phát của thế giới đã đạt đến đỉnh điểm và hiện đang giảm dần. Cuối cùng, trong khi tác động quan trọng nhất của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với Việt Nam là lượng khách du lịch Trung Quốc có khả năng trở lại bình thường trong nửa cuối năm 2023, thì tác động tức thời nhất là sự cải thiện về tâm lý đối với Việt Nam Đồng (VND).

“Không có khả năng Trung Quốc mở cửa trở lại làm giảm sức hấp dẫn FDI vào Việt Nam”

VND tăng giá hơn 5% trong tuần cuối cùng của tháng 11 và tuần đầu tiên của tháng 12 (cùng khoảng thời gian Trung Quốc thay đổi chính sách Zero COVID vào ngày 7/12) vì đồng tiền Trung Quốc tăng giá khoảng 5% trong hai tuần đó. VND đã giảm giá tới 9% so với đầu năm vào giữa tháng 11 do USD tăng giá mạnh trong năm nay. Vì vậy, sự sụt giảm vừa phải của USD gần đây cũng giúp giảm bớt áp lực mất giá đối với VND, nhưng sự gia tăng giá trị của NDT là yếu tố chính thúc đẩy VND phục hồi như biểu đồ trên.

Cần lưu ý thêm rằng, giá trị của USD/Chỉ số DXY về cơ bản không thay đổi trong hai tuần nêu trên, trong cùng thời gian đó đã xuất hiện một số tin tức khá tiêu cực về cán cân thương mại và cán cân thanh toán của Việt Nam. Cả hai đều cho thấy rõ chính sự tăng giá của NDT đã khiến VND tăng giá.

Chuyên gia nêu, dưới góc độ kinh tế, chưa rõ vì sao sự tăng giá gần đây của NDT đã thúc đẩy sự tăng giá của VND; Việt Nam có thâm hụt thương mại ~17%/GDP với Trung Quốc và sự tăng giá của NDT so với VND làm thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc nghiêm trọng hơn trong ngắn hạn. Vì vậy, tâm lý thị trường thường lấn át các yếu tố kinh tế trên thị trường ngoại hối và tâm lý tích cực khi Trung Quốc mở cửa trở lại đã dẫn đến sự tăng giá mạnh của NDT và VND. Điều ngược lại xảy ra vào tháng 8/2015, khi NDT đột ngột giảm 3%, VND cũng giảm 3% ngay lập tức, mặc dù Việt Nam được hưởng lợi từ sự mất giá của đồng tiền Trung Quốc.

VinaCapital kỳ vọng một hiện tượng tâm lý tương tự sẽ thúc đẩy VN-Index, nhưng cũng thấy rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ phục hồi khiêm tốn khi chính phủ nước này gỡ bỏ các hạn chế về COVID và các nhà đầu tư Việt Nam hiện đang chủ yếu tập trung vào các vấn đề trong nước đã tác động thị trường năm nay.

Tác động kinh tế khiêm tốn đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng mức độ tiếp xúc của Việt Nam đối với nền kinh tế nội địa của Trung Quốc khá khiêm tốn. Do đó, dù các hạn chế COVID của Trung Quốc ảnh hưởng đến 1/4 nền kinh tế của nước này trong năm nay nhưng tăng trưởng GDP của Việt Nam không bị tác động nhiều.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gần như không đổi trong 9 tháng 2022 nhưng chỉ có 14% hàng xuất khẩu của Việt Nam được bán sang Trung Quốc, vì vậy GDP của Việt Nam tăng 8,8% so với cùng kỳ bất chấp lệnh phong tỏa của Trung Quốc. Việc này một phần là do xuất khẩu sang Mỹ và EU chiếm gần một nửa xuất khẩu của Việt Nam, tăng 25% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm.

Hơn nữa, hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang và nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng hóa dùng cho sản xuất hoặc hàng hóa trung gian khác liên quan đến sản xuất hàng điện tử và hàng may mặc. Những hàng hóa này chiếm đến 2/3 tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước.

Một số công ty Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại, chẳng hạn như những công ty hải sản và các sản phẩm nông nghiệp khác, nhưng xuất khẩu các sản phẩm được tiêu thụ ở Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tác động đến du lịch và FDI

Du lịch nước ngoài đóng góp khoảng 10% GDP của Việt Nam trước COVID và lượng khách du lịch nước ngoài đang trên đà đạt 25% so với mức trước COVID trong năm nay. Chuyên gia VinaCapital kỳ vọng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam sẽ đạt trên 50% so với mức trước COVID vào năm 2023, dựa trên giả định rằng lượng khách du lịch Trung Quốc sẽ trở lại bình thường vào nửa cuối năm sau. Tuy nhiên, tốc độ phát triển gần đây ở Trung Quốc cho thấy lượng khách du lịch Trung Quốc có thể phục hồi nhanh hơn. Do đó, khách du lịch Trung Quốc có thể đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm tới so với dự kiến hiện tại.

VinaCapital cũng thấy một số nhà đầu tư có những lo ngại rằng việc nền kinh tế của Trung Quốc mở cửa trở lại có thể làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam cho đầu tư FDI. Ông Michael Kokalari thấy điều này không có khả năng xảy ra vì 2 lý do.

Một, Trung Quốc đã mất đi sức hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia đến đầu tư. VIệc Trung Quốc thông báo các chính sách một cách thất thường đã gây ra những lo ngại, nhưng chuyên gia muốn nhấn mạnh rằng chính quyền Trung Quốc đã kiên định với chính sách “Zero COVID” của đất nước trong nhiều năm và sau đó đột ngột hủy bỏ chính sách này vào ngày 7/12, sau khi Bộ Chính trị tuyên bố mong muốn “thúc đẩy cải thiện tổng thể nền kinh tế” vào ngày 6/12.

Hai, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã leo thang đáng kể trong năm nay. Căng thẳng thương mại hai nước đã thúc đẩy các công ty đa quốc gia chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam hoặc thành lập nhà máy mới tại Việt Nam thay vì Trung Quốc. Bằng chứng là thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng gấp 3 lần (từ 25 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2018 lên đến 75 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022), trong khi thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc tăng từ 19 tỷ USD lên đến 52 tỷ USD trong cùng khoảng thời gian đó. Chính quyền Tổng thống Biden đã leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc trong năm nay bằng cách tuyên bố gia hạn vô thời hạn thuế quan của cựu Tổng thống Trump đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và với các biện pháp nghiêm khắc khác, bao gồm cấm người Mỹ làm việc tại một số nhà máy sản xuất chip ở Trung Quốc.

Chuyên gia cũng lưu ý, những yếu tố cơ cấu mạnh mẽ thúc đẩy dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đã xuất hiện trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và các tổ chức khác, mức lương tại nhà máy ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 2/3 so với ở Trung Quốc, nhưng chất lượng lực lượng lao động của Việt Nam tương đương với Trung Quốc. Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc, chiếm hơn một nửa dòng vốn FDI của Việt Nam, đều đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về cơ cấu dân số và các vấn đề kinh tế nan giải khác, buộc các công ty ở cả hai nước phải đầu tư ra nước ngoài.

Ảnh hưởng đến lạm phát

Nhiều nhà kinh tế học cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể làm gia tăng lạm phát, nhưng không có sự đồng thuận chắc chắn nào về việc này.

Theo các nhà kinh tế tại Fed San Francisco, sự phục hồi của sản xuất ở Trung Quốc có thể giúp giảm bớt căng thẳng chuỗi cung ứng đang chiếm khoảng một nửa tỷ lệ lạm phát CPI hiện tại của Mỹ. Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ gây áp lực lên giá lương thực và năng lượng ở Việt Nam (chiếm gần một nửa trong rổ CPI của Việt Nam) và lưu ý rằng một số nhà kinh tế học Trung Quốc có uy tín dự đoán giá thịt lợn Trung Quốc sẽ tăng 20% trong năm tới.

Ông Michael Kokalari đề cập, trước đây, giá thực phẩm Trung Quốc tăng cao có thể khiến giá thực phẩm Việt Nam tăng do hai nước có khoảng cách địa lý gần nhau, nhưng có một số yếu tố có khả năng hạn chế gia tăng tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc (bao gồm cả lạm phát giá lương thực) trong nửa đầu năm 2023.

Đầu tiên, lệnh phong tỏa bắt buộc của chính phủ Trung Quốc dường như nhường chỗ cho phong tỏa tự nguyện ở các thành phố (chiếm ~80% lượng tiêu thụ của cả nước) do chính những người dân cũng lo ngại bị nhiễm COVID khi các bệnh viện của nước này có khả năng quá tải. Do đó, hoạt động kinh tế và áp lực giá cả ở Trung Quốc đều có khả năng diễn biến xấu đi và chạm đáy vào một thời điểm nào đó trong quý 1/2023. Các nhà dịch tễ học tại Đại học Hồng Kông dự đoán làn sóng COVID sắp tới của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào khoảng cuối tháng 1.

Ngoài ra, sự bùng nổ khi Trung Quốc mở cửa sẽ không mạnh mẽ như ở Mỹ và châu Âu bởi vì không giống như chính phủ ở phần lớn các nước phát triển, Trung Quốc không kích thích quá mức nền kinh tế của đất nước bằng cách in tiền và gửi khoản tiền hỗ trợ cho người dân. Do đó, tăng trưởng cung tiền của Trung Quốc, tác nhân gây lạm phát giá tiêu dùng, vẫn ở mức khiêm tốn trong suốt thời gian COVID và có ít “khoản tiết kiệm trong dân” ở Trung Quốc để thúc đẩy tiêu dùng và giá tiêu dùng tăng đột biến.

Các tin khác

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Ngày 9/1/2025, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước lên trên 21.000 đồng/lít.
Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động quan tâm tới việc đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp.
Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Tết Nguyên đán này, các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ chăm lo chu đáo cho NLĐ bằng những món quà Tết, khoản thưởng xứng đáng. Qua đó, vun đắp thêm tình cảm gắn bó và động viên NLĐ.
Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các vụ lừa đảo trực tuyến lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, đi du lịch tăng mạnh. Tuy đây không phải những chiêu trò mới nhưng vẫn nhiều nạn nhân dính bẫy, chuyên gia khuyến cáo gì?
Người lao động lo lắng về tiền thưởng Tết

Người lao động lo lắng về tiền thưởng Tết

Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, không khí mua sắm đã bắt đầu rộn ràng trên khắp các con phố, siêu thị và chợ truyền thống. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tâm lý và kỳ vọng của người lao động về tiền thưởng Tết trở thành một chủ đề nóng hổi.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm sau 2 lần tăng liên tiếp

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm sau 2 lần tăng liên tiếp

Ngày 26/12, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong nước xuống dưới 21.000 đồng/lít.
VnExpress Marathon Hải Phòng tiếp tục truyền cảm hứng về lối sống năng động, lành mạnh

VnExpress Marathon Hải Phòng tiếp tục truyền cảm hứng về lối sống năng động, lành mạnh

Giải VnExpress Marathon tổ chức tại thành phố cảng Hải Phòng đã thu hút 10.000 người tham gia. Trong đó, Herbalife Việt Nam tiếp tục là Nhà tài trợ Dinh dưỡng cho giải chạy này.
Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm, kết nối Vinhomes Global Gate Cổ Loa với trung tâm Hà Nội

Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm, kết nối Vinhomes Global Gate Cổ Loa với trung tâm Hà Nội

Việc khởi công xây dựng cầu Tứ Liên đúng kế hoạch sẽ góp phần giảm áp lực giao thông cho các cầu hiện hữu bắc qua sông Hồng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đô thị hóa cho khu vực Đông Bắc Thủ đô Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiên phong trong cuộc “cách mạng” điều trị ung thư tại Việt Nam

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiên phong trong cuộc “cách mạng” điều trị ung thư tại Việt Nam

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), với sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), đã công bố triển khai Dự án VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418 của Mỹ.
Giải thưởng “L’Oréal - sắc màu cuộc sống 2024” vinh danh những tấm gương vượt qua nghịch cảnh

Giải thưởng “L’Oréal - sắc màu cuộc sống 2024” vinh danh những tấm gương vượt qua nghịch cảnh

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập chương trình trao quyền cho phụ nữ Việt - L’Oreal Vì Cuộc sống tốt đẹp hơn, cuộc thi L’Oréal Sắc Màu Cuộc Sống - một sân chơi dành cho những tài năng trẻ đã vượt lên nghịch cảnh để khẳng định bản thân trong ngành tóc đã được khởi động lại sau nhiều năm gián đoạn.
Đâu là nguyên nhân chính khiến lượng xe tiêu thụ tăng vọt trong tháng 10/2024

Đâu là nguyên nhân chính khiến lượng xe tiêu thụ tăng vọt trong tháng 10/2024

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, số lượng xe bán ra trong tháng 10 năm 2024 tăng tới 53% so với cùng kỳ 2023. Các chuyên gia cho rằng lý do của việc này đến từ việc giảm phí trước bạ, nhu cầu mua sắm ô tô tăng cao dịp cuối năm, chính sách cho vay của ngân hàng hấp dẫn và thị trường bất động sản sôi động.
Dịp cận Tết, người lao động cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua hàng, nhận quà trúng thưởng qua mạng

Dịp cận Tết, người lao động cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua hàng, nhận quà trúng thưởng qua mạng

Nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đăng bán hàng kém chất lượng trên mạng, giả mạo doanh nghiệp giảm giá hàng hóa, tặng quà để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy người lao động cần lưu ý gì để tránh mắc bẫy lừa đảo?
Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì?

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân khi có nhu cầu đặt mua vé máy bay, vé tàu,... cần thực hiện giao dịch thông qua website chính thống, ứng dụng di động hoặc trực tiếp tại phòng vé và đại lý chính thức của hãng.
Giá xăng dầu trong nước bật tăng sau 2 lần giảm liên tiếp

Giá xăng dầu trong nước bật tăng sau 2 lần giảm liên tiếp

Sau 2 kỳ giảm giá liên tiếp, giá xăng được Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng trở lại từ 15 giờ ngày 28/11.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030 gồm cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi.
Herbalife Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Chương trình “Sinh viên thế hệ mới 2024”

Herbalife Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Chương trình “Sinh viên thế hệ mới 2024”

Mùa giải thứ hai của chương trình truyền hình thực tế “Sinh Viên Thế Hệ Mới 2024” đã kết thúc thành công tốt đẹp với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam.
CPI bình quân cả năm được dự báo không vượt quá 4%

CPI bình quân cả năm được dự báo không vượt quá 4%

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 có thể tăng khoảng 0,1 - 0,15% so với tháng trước. CPI bình quân cả năm sẽ không vượt quá 4% bởi nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Việc triển khai áp dụng giá điện 2 thành phần cần có lộ trình cụ thể từng giai đoạn

Việc triển khai áp dụng giá điện 2 thành phần cần có lộ trình cụ thể từng giai đoạn

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất Bộ Công Thương về cơ chế và lộ trình áp dụng giá điện 2 thành phần nhằm tính đúng, tính đủ các chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống điện để sử dụng điện hiệu quả hơn. Từ đó, nghiên cứu và đề xuất lộ trình áp dụng các biểu giá điện hai thành phần cho các nhóm khách hàng.
Giá xăng dầu trong nước tăng trở lại

Giá xăng dầu trong nước tăng trở lại

Từ 15 giờ ngày 7/11, giá xăng dầu trong nước được Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng 336-769 đồng/lít tùy mặt hàng, trừ dầu mazut giảm 67 đồng/kg.
“Anh trai vượt ngàn chông gai”: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

“Anh trai vượt ngàn chông gai”: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Concert âm nhạc “Anh trai vượt ngàn chông gai” do Ngân hàng Techcombank là Nhà tài trợ kim cương tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua đã góp phần định vị Việt Nam như một điểm đến đầy tiềm năng trong bản đồ phát triển du lịch gắn liền với âm nhạc tầm cỡ khu vực và thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động