Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất cho vay ít nhất 1,5-2% |
Ảnh minh hoạ |
Theo báo cáo Kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính tháng 7/2023 của Bộ phận phân tích kinh tế và thị trường tài chính Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) dự báo GDP năm nay khả thi sẽ quanh mức 4,5% do lĩnh vực công nghiệp chưa thể phục hồi nhanh, trong khi nông nghiệp và dịch vụ không thể tăng trưởng đột biến để bù đắp cho sự sụt giảm của ngành công nghiệp trong suốt giai đoạn khó khăn vừa qua.
Để vực dậy nền kinh tế, nhóm phân tích cho biết Chính phủ vẫn đang rất nỗ lực triển khai các giải pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ để có thể tiến gần hơn tới mục tiêu tăng trưởng GDP.
Đồng thời, Chính phủ đang đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Tổng nguồn vốn cần phải giải ngân trong năm 2023 lên tới 707 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với con số kế hoạch của năm 2022 nhưng nguồn vốn đã giải ngân được trong 6 tháng của năm 2023 đã tăng 26% so với cùng kỳ của năm 2022. Với hàng loạt các dự án hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai xây dựng như hệ thống đường cao tốc, đường vành đai 3 của TP.HCM, vành đai 4 của Hà Nội, v.v. sẽ thúc đẩy doanh số tiêu thụ sản phẩm của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng,…
Để cải thiện hay thúc đẩy phía cung của nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng công cụ lãi suất trong chính sách tiền tệ. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy tính đến ngày 27/6, tín dụng của toàn hệ thống chỉ tăng 4,03% so với đầu năm 2023, thấp hơn nhiều so với con số khoảng 9% của cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ của nhiều năm gần đây mặc dù NHNN đã 4 lần hạ lãi suất điều hành trong quý 2 vừa qua.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn và lạm phát thấp, lãi suất điều hành và tiền gửi sẽ tiếp tục được hạ xuống. Nhóm phân tích dự báo trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng có thể giảm xuống mức 4% vào cuối năm 2023, tương đương với thời điểm đại dịch COVID-19. Mặt khác, từ đầu năm 2023 đến nay, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng của nhóm 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước và 14 Ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu đã giảm 123 điểm cơ bản và dự báo lãi suất này sẽ giảm thêm trong thời gian tới.
Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dư thừa ở mức cao, lãi suất trên kênh liên ngân hàng đã giảm mạnh trong tháng 6. Ngoài ra, chênh lệch lãi suất giữa đồng VND và USD ở nhiều kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng đã giảm nhanh. Điều này có thể thúc đẩy việc nắm giữ USD để hưởng chênh lệch lãi suất, qua đó gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Bên cạnh đó, tháng 6 và 7 hàng năm đều là giai đoạn thấp điểm về nguồn cung ngoại tệ, tỷ giá đã tăng mạnh, lên tới 1% chỉ trong 1 tuần trở lại đây và hiện đang dao động quanh vùng 23.700.
Bộ phận Phân tích kỳ vọng, mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ vẫn ở mức thấp, trong khi đó cầu về tín dụng sẽ vẫn ở mức thấp. Mặt khác, cả FED và thị trường quốc tế đều đang kỳ vọng sẽ có thêm 2 lần tăng lãi suất nữa trong 6 tháng còn lại của năm 2023. Do đó, chênh lệch lãi suất giữa đồng VND và USD có thể sẽ còn giảm thêm. Tỷ giá được dự báo sẽ biến động mạnh trong tháng 7 và chịu áp lực tăng thêm trong các tháng tới quanh vùng 1% so với hiện nay.
Vì sao có sự "khác thường" lãi suất giảm nhưng dư nợ tín dụng tăng chậm? Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tình trạng lãi suất liên tục giảm nhưng dư nợ tín dụng mới tăng 4,2% là một ... |
Agribank lần thứ 6 trong năm 2023 giảm lãi suất cho vay Từ ngày 30/6, Agribank tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. |
Thủ tướng yêu cầu NHNN và các ngân hàng tiếp tục nghiên cứu hạ lãi suất cho vay Làm rõ vấn đề lãi suất còn cao, Thủ tướng nhấn mạnh, ngành ngân hàng cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, triển khai các ... |