Quy định này dường như chủ yếu tập trung vào những người Mỹ đảm nhiệm một số vị trí nhất định trong các doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn, thông tin trên được đưa ra dựa trên tài liệu của Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu gần nhất nhằm làm rõ những quy định hạn chế xuất khẩu cụ thể.
Các biện pháp trên nhắm đến việc ngăn công nghệ sản xuất chip trình độ cao không bị Trung Quốc thâu tóm, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng mạnh đến ngành công nghệ thế giới và gây tổn hại đến nguồn cung chip toàn cầu.
Bất kỳ người Mỹ, tức là người mang hộ chiếu, thẻ xanh hoặc tư cách cư trú dài hạn tại Mỹ, có thực hiện hoặc cấp phép việc vận chuyển một số sản phẩm nhất định nhằm phát triển hoặc sản xuất chip trình độ cao tại nhà máy ở Trung Quốc sẽ cần phải được cấp phép, tuy nhiên những người làm công việc thống kê hoặc hành chính sẽ không chịu ảnh hưởng. Biện pháp kiểm soát tương tự được áp dụng với những người Mỹ đã từng có các quyền trên nhưng nay đã hết hạn và muốn gia hạn.
Những nhà thiết kế và kỹ sư nước ngoài, cùng với những người Trung Quốc có hội chiếu nước ngoài đã giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghệ Trung Quốc. Các biện pháp hạn chế mới nhất đã gây ra nhiều lo lắng trong ngành sản xuất chip của Mỹ, không ít người lo lắng về khả năng các nhân viên người Mỹ sẽ bị gạt sang bên. Một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bán dẫn lớn của Trung Quốc hiện đang đều có quản lý cấp cao là người mang hộ chiếu Mỹ, theo Bloomberg News từng đưa tin.
Các doanh nghiệp sản xuất chip ví như SMIC hay tập đoàn công nghệ Naura có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực, tuy nhiên, biện pháp mới nhất cũng sẽ chỉ ngăn các nhân sự khỏi một số hoạt động nhất định. Những nhân sự Mỹ có liên quan với ngành sản xuất chip vốn tăng trưởng nhanh của Trung Quốc cuối cùng có thể sẽ không chịu ảnh hưởng gì, các doanh nghiệp thiết kế sản phẩm bán dẫn nhìn chung không điều hành nhà máy hoặc sở hữu máy móc trực tiếp.
Theo các quy định mới được chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden công bố vào ngày 7/10, các công ty Mỹ phải ngừng cung cấp thiết bị cho các nhà sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc, trừ khi họ xin được giấy phép trước đó.
Các biện pháp này được đưa ra nhằm làm suy yếu nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển ngành công nghiệp chip của riêng mình nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung chip do nước ngoài sản xuất.
Trung Quốc hiện tiêu thụ hơn 3/4 số lượng chất bán dẫn được bán trên toàn cầu, đạt 556 tỉ USD vào năm 2021, nhưng chỉ sản xuất được khoảng 15% sản lượng chip toàn cầu, Reuters đưa tin.
Các biện pháp mới từ phía Mỹ đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất chip toàn cầu có quy mô 550 tỷ USD, ngành vốn đã chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi sự suy giảm về kinh tế. Nhiều doanh nghiệp sản xuất chip ví như ASML Holding NV của Hà Lan đã cấm nhân viên Mỹ hỗ trợ khách hàng Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp sản xuất thiết bị của Mỹ ví như Applied Materials Inc., KLA Corp và Lam Research Corp đã rút nhân viên khỏi Yangtze Memory Technologies, doanh nghiệp sản xuất chip nhớ hiện đại nhất tại Mỹ, tất cả đều đã công bố doanh thu của họ chịu ảnh hưởng từ các biện pháp hạn chế xuất khẩu mới.
Thứ trưởng phụ trách Thương mại, ông Thea D. Rozman Kendler, nhận xét: “Chúng tôi đã thu hẹp quy mô hơn trước rất nhiều. Điều này đảm bảo rằng các hành động của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng ít nhất lên các hoạt động thương mại và không gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu”.