Ngân hàng Nhà nước: Sẽ xử lý cán bộ nhũng nhiễu, cố tình kéo dài thời gian cho vay
Chính phủ giao NHNN xem xét giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn |
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ cho doanh nghiệp
Thứ nhất, gói hỗ trợ 2% lãi suất của Chính phủ, sử dụng ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc 11 nhóm ngành: hàng không; vận tải; kho bãi; lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; công nghiệp chế biến chế tạo; phần mềm máy tính; giáo dục; xây nhà ở công nhân, phát triển nhà ở xã hội…
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho hay, gói hỗ trợ lãi suất này thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Các đơn vị này thẩm định, xét duyệt, giải ngân cho vay, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc nhóm đối tượng trên thì sẽ được hỗ trợ 2% lãi suất.
Hiện doanh số giải ngân cho vay tại TP.HCM lũy kế đã đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, tuy nhiên, tốc độ cho vay vẫn chậm. Nguyên nhân, gói cấp bù lãi suất từ nguồn ngân sách, do đó, đòi hỏi tính công khai, minh bạch, đúng, đủ điều kiện. Ngoài ra, khi đã sử dụng tiền ngân sách thì cần kiểm tra, giám sát, hậu kiểm.
Về giải pháp, Chính phủ, NHNN đã xem xét, cân nhắc các vấn đề, những khó khăn thuộc về chính sách sẽ được tháo gỡ, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ.
Đối với các trường hợp khó tiếp cận do thủ tục hành chính, cán bộ nhũng nhiễu, gây khó, cố tình kéo dài thời gian, gây phiền hà, NHNN chi nhánh TP.HCM sẽ trực tiếp xử lý.
Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, không đủ nguyên tắc tín dụng, doanh nghiệp cần chia sẻ với ngân hàng. Ông Lệnh cho hay, bởi trường hợp này rất khó giải ngân cho vay, nguy cơ dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.
Ông Lệnh khẳng định, nếu doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ này ở vấn đề gì, NHNN sẽ trực tiếp làm việc với các ngân hàng thương mại để 3 bên cùng ngồi lại tháo gỡ khó khăn.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM. |
Thứ hai, chương trình cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng đối với 5 nhóm gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp xuất khẩu; doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vẫn đang triển khai.
Đây là chương trình cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng, hiện lãi suất trần không quá 5,5%/năm, dư nợ khoảng 200.000 tỷ. Nhưng với vòng luân chuyển vốn nhanh, doanh số cho vay đạt khoảng 600.000 tỷ/năm trên địa bàn TP.HCM, hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp. Điều kiện tiếp cận chương trình, doanh nghiệp phải có kết quả kinh doanh dương 3 năm liền kề, minh bạch, công khai về mặt tài chính.
Cũng theo ông Lệnh, năm 2023, định hướng của Chính phủ và NHNN là tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, nhóm ngành là động lực của tăng trưởng kinh tế. Định hướng tăng trưởng tín dụng năm của NHNN đưa ra là 14-15%, mở ra khả năng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất tiền gửi, tác động kéo giảm lãi suất cho vay.
Tính từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM đã hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn TP với doanh số đạt 469.000 tỷ đồng.
Lũy kế sau 10 năm triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, đã có 157.000 khách hàng tham gia với số dư nợ gần 3 triệu tỷ đồng.
Thống đốc NHNN: Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho phân khúc nhà ở xã hội Đây là phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và ... |