Báo cáo được thực hiện từ khảo sát hơn 4.100 ứng viên đang làm việc chủ yếu tại các ngành 23 ngành công nghiệp khác nhau.
Theo thông tin thu thập được, chế độ phúc lợi và tiền lương của đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu bao gồm Lương cơ bản và Bảo hiểm y tế tư nhân tương ứng với tỷ lệ 18,11% và 13,58%. Đây được cho là hai chế độ phúc lợi cơ bản nhất được các Doanh nghiệp áp dụng hiện nay.
Các hạng mục phúc lợi, thưởng khác cũng phổ biến như Tiền ăn (8,50%), 12 ngày phép năm (8,29%), Thưởng năm (7,67%), Phụ cấp điện thoại (7,05%), Hơn 12 ngày phép năm (6,58) %), bảo hiểm tai nạn 24/7 (6,36%),...
Mức lương của người lao động được chia ra theo mức tối thiểu và tối đa và được phân theo 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Kết quả của báo cáo cũng chỉ ra, các vị trí có mức lương trên 300 triệu đồng chủ yếu là các vị trí quản lý cấp cao, không có nhiều sự khác biệt về mức lương tối đa tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Từ các tiêu chí trên, báo cáo của Navigos đưa ra bảng lương chi tiết của của người lao động tại nhiều vị trí trong các ngành nghề phổ biến tại Việt Nam.
Theo đó, vẫn có sự khác biệt trong các ngành Xây dựng & Bất động sản, Chứng khoán, May mặc/ Dệt may/ Da giày, Tiêu dùng nhanh, Năng lượng/ Năng lượng tái tạo & Dầu khí và Tự động hoá/ Ô tô.
Theo đó, các vị trí trong ngành Năng lượng/ Năng lượng tái tạo & Dầu khí ở Hà Nội có mức lương cao hơn 300 triệu đồng nhiều hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Duy nhất vị trí Giám đốc/ Trưởng bộ phận trong Ban Giám đốc có mức lương hơn 300 triệu đồng.
Các ngành còn lại, cùng một vị trí, phòng ban mức lương ở TP. Hồ Chí Minh sẽ cao hơn ở Hà Nội.
Về số lượng, ngành ngân hàng có nhiều vị trí có mức lương trên 300 triệu đồng/tháng nhiều nhất, tiếp đến là Năng lượng/ Năng lượng tái tạo & Dầu khí và Tiêu dùng nhanh.
![]() |
Tổng hợp lương ở các nhóm ngành. Nguồn: Navigos (Đơn vị: USD/Tháng) |
![]() |
Nguồn: Navigos (Đơn vị: USD/Tháng) |
Các ngành còn lại, cùng một vị trí, phòng ban mức lương ở TP. Hồ Chí Minh sẽ cao hơn ở Hà Nội.
Về số lượng, ngành ngân hàng có nhiều vị trí có mức lương trên 300 triệu đồng/tháng nhiều nhất, tiếp đến là Năng lượng/ Năng lượng tái tạo & Dầu khí và Tiêu dùng nhanh.
![]() |
Nguồn: Navigos (Đơn vị: USD/Tháng) |
Về mức tăng thu nhập thực tế năm 2022, theo báo cáo, gần 27% số lao động trả lời mức lương tăng từ 5% đến dưới 10%, gần 12% lượng người được hỏi cho biết mức lương của họ ở các doanh nghiệp tăng từ 10% đến dưới 15%.
Khảo sát cũng chỉ ra có 23% số người trả lời rằng mức lương tại công ty không đổi và hơn 15% lao động cho rằng mức lương đang ít hơn 5%. Lý giải cho điều này, trên thực tế, vẫn còn nhiều Doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 nên chưa thể áp dụng chính sách tăng lương hấp dẫn hơn cho nhân viên của mình.
Đối với phần khảo sát về kỳ vọng mức lương mà doanh nghiệp dành cho lao động trong năm 2023, tỷ lệ người mong muốn lương sẽ được tăng đều hàng năm từ 10% trở lên chiếm hơn 45,6% tổng số người được hỏi. Về các khoản phụ - trợ cấp, có 5,5% người được khảo sát kỳ vọng doanh nghiệp thêm nhiều phúc lợi từ các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, du lịch.
Họ cũng mong muốn doanh nghiệp có thêm các trợ cấp vào các ngày lễ, nghỉ trong năm (4.70%) và có sự tăng thêm các khoản phụ cấp cơ bản (4.58%). Có thể thấy, những chính sách tác động lên thu nhập là mối quan tâm và kỳ vọng hàng đầu của người lao động.
Trong số những người được hỏi có kỳ vọng cao về việc thu nhập của họ sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi công việc là tăng ít nhất 30%” và “Tăng ít nhất 20%” so với thu nhập hiện tại đứng thứ nhất và thứ hai, chiếm tỷ lệ 19,33% và 19,18%.
So với số liệu tăng trưởng thu nhập thực tế năm 2022 do người được hỏi cung cấp, hầu hết mức tăng thu nhập này dao động từ "5 - 10%" hoặc giữ nguyên "Không thay đổi", kỳ vọng tăng thu nhập khi chuyển việc từ 20% lên 30% là con số khá cao.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận công nhân “Sẵn sàng thương lượng” về thu nhập (15,57%) và “Chấp nhận mức lương như nhau, miễn là có cơ hội tốt” (13,66%). Điều này cho thấy các yếu tố phi tài chính khác ảnh hưởng đến kỳ vọng công việc của họ.
Trong số những người được khảo sát, bên cạnh lương, thưởng, phúc lợi, người lao động còn đặt nhiều kỳ vọng khác vào doanh nghiệp. Điển hình là họ “Mong sự an toàn từ doanh nghiệp, sự nghiệp vững vàng trước những yếu tố/rủi ro không mong muốn xảy ra” và “Mong sự thay đổi về văn hóa doanh nghiệp, với môi trường chia sẻ thông tin minh bạch, cởi mở”.