Đại biểu Quốc hội:
Nhu cầu người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất lớn, không thể chờ hơn 1 năm
Vẫn áp dụng bảng giá đất hiện hành đến hết năm 2025 Hơn 1 triệu lượt ý kiến góp ý đối với Dự thảo, về tài chính đất đai, giá đất Thời gian sở hữu nhà chung cư phải theo thời hạn công trình thiết kế |
Cần giải quyết tốt hai vấn đề về chênh lệch địa tô và giá đất
Sáng 21/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Phát biểu tại hội trường, đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho biết, một trong những nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết 18 là hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính đất đai, nghiên cứu, có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
Đại biểu cho biết, chênh lệch địa tô được hình thành từ việc chuyển mục đích sử dụng đất, từ loại đất có giá trị thấp sang loại đất có giá trị cao, đất nông nghiệp được mua gom, đền bù với giá rẻ rồi chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ có giá cao gấp chục lần. Vấn đề xử lý chênh lệch địa tô đối với đất đai của người dân đang tiềm ẩn nhiều bất công trong xã hội.
Đại biểu nêu rõ, Luật Đất đai (sửa đổi) lần này phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô, tránh nguồn lực đất đai bị thất thoát, xây dựng chính sách tài chính đất đai, phương thức xác định giá đất, bảo đảm hài hòa lợi ích trong khai thác chênh lệch địa tô giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai, kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai, đại biểu cho rằng cần giải quyết tốt hai vấn đề về chênh lệch địa tô và giá đất.
Về nguyên tắc xác định giá đất, đại biểu cho rằng quy định trong dự thảo luật chưa đủ điều kiện để thực hiện xác định giá đất trong đời sống thực tế. Cơ sở để xác định giá đất tiệm cận với giá thị trường vẫn là điều mơ hồ. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất theo giá thị trường, bảo đảm rõ ràng, thể chế hóa đầy đủ, toàn diện theo yêu cầu của Nghị quyết 18.
Liên quan đến việc xác định giá đất, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An cũng có ý kiến đề nghị tiếp tục đánh giá để quy định cho hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất vì hiện nay trong 4 phương pháp theo quy định hiện hành có vướng mắc, khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung chỉ rõ thực tế, công tác xác định giá đất trong thời gian qua đã gặp nhiều khó khăn, đó là việc lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá đất. Theo quy định hiện hành, trường hợp giá gói thầu trên 100 triệu đồng thì phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đã mất rất nhiều thời gian để chọn đơn vị tư vấn giá. Do đó, để giải quyết khó khăn, vướng mắc này, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung quy định trong một số trường hợp như không có đơn vị tư vấn giá đăng ký tham gia thầu hoặc dự án có tính chất đặc thù ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương thì giao cho địa phương thành lập Hội đồng khác và độc lập với Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể hoặc đơn vị tư vấn xác định giá đất trực thuộc Sở Tài nguyên môi trường có chức năng tư vấn, xác định giá đất và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện nhằm để địa phương chủ động kịp thời quản lý và triển khai thực hiện các dự án ở địa phương.
Nhu cầu của người dân về chuyển đổi mục đích sử dụng đất là rất lớn
Đại biểu Trần Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre. Nguồn ảnh: Media Quốc hội. |
Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho biết, cử tri đánh giá cao Chính phủ đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này. Hàng triệu ý kiến là hàng triệu niềm tin người dân gửi gắm tới Quốc hội, Chính phủ, kỳ vọng Luật Đất đai sau sửa đổi sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý đất đai thời gian qua.
Đi vào nội dung cụ thể về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đại biểu cho biết, thời gian qua, ngành tài nguyên sớm ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý, cho thấy sự tập trung cao của ngành, nổi bật nhất là hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai bước đầu tạo được niềm tin trong nhân dân về ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn rất rườm rà, mất nhiều thời gian.
Thực tế, nhu cầu của người dân về chuyển đổi mục đích sử dụng đất là rất lớn, và cần được thực hiện trong thời gian ngắn, không thể chờ thời gian hơn 1 năm, nên tình trạng cất nhà trước, làm giấy tờ sau diễn ra phổ biến. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần có cách tiếp cận khác về quy trình, có giải pháp rút ngắn về thời gian trong tổ chức thực hiện để người dân tiếp cận ngay cơ hội.
Theo đại biểu, khi chưa có quy hoạch ngắn hạn thì phải dựa vào quy hoạch dài hạn để giải quyết cho người dân. Khu vực đã quy hoạch là đất ở, thì khi người dân có nhu cầu, cần giải quyết ngay, không nên yêu cầu người dân đăng ký và chờ đợi thời gian dài đến khi cơ kế hoạch phân bổ mới giải quyết, trong khi thời gian là cơ hội của người dân.
Cần tăng nguồn cung trước nhu cầu nhà ở xã hội của người dân đang rất cao Tại tọa đàm “Tháo gỡ điểm nghẽn nhà ở xã hội (NOXH)” được Báo Thanh niên tổ chức mới đây, ông Hà Quang Hưng, Phó ... |
Hơn 1 triệu lượt ý kiến góp ý đối với Dự thảo, về tài chính đất đai, giá đất Ở tổ thảo luận Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hai lần nhấn mạnh Luật Đất đai là luật khó, nhạy cảm, ... |
Thời gian sở hữu nhà chung cư phải theo thời hạn công trình thiết kế Đó là đề xuất của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) tại Hội trường thảo luận Dự thảo Luật Nhà ở ... |