Những mảng xám nổi lên sau khi “lũ COVID-19” rút xuống

26/10/2022 08:11 An sinh KHÁNH PHƯƠNG
Số vaccine phòng COVID-19 còn dư sắp hết hạn tương đối lớn, thuốc tồn dư trong khi cân đối thiếu, có tình trạng cơ sở y tế công lập “thận trọng quá mức”, thậm chí “sợ” mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế...

Ủy ban Xã hội của Quốc hội vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về Kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội và các biện pháp cấp bách liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 thuộc lĩnh vực Ủy ban Xã hội phụ trách” tại các tỉnh, thành phố.

Đây là kết quả khảo sát và giám sát tại nhiều tỉnh thành, bộ ngành có liên quan, cơ quan giám sát cũng đề nghị một số Đoàn đại biểu Quốc hội chủ động tổ chức giám sát nội dung này tại địa phương và gửi báo cáo về Ủy ban.

Kết quả giám sát khẳng định, sự vào cuộc nhanh chóng của các cấp chính quyền, đội ngũ cán bộ, người dân ở các địa phương đã triển khai thực hiện kịp thời các biện pháp cấp bách về y tế - xã hội trong phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết 30; dịch bệnh trên địa bàn sớm được kiểm soát, giảm cả về số ca mắc và tỷ lệ tử vong, ổn định đời sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp.

Các chính sách đặc thù hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động trong thời gian đại dịch COVID-19 đã thể hiện được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, kịp thời, trách nhiệm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; đồng thời đã góp phần động viên tinh thần và sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp đối với Đảng và Nhà nước.

Không dùng hết ngân sách, hàng tồn dư nhiều

Năm 2021, kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ các địa phương thực hiện các chính sách phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là trên 7,1 nghìn tỷ đồng.

Tính từ đầu năm 2022 đến ngày 31/5/2022, kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện các chính sách phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khoảng 837 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh không sử dụng hết nguồn ngân sách nhà nước đã bố trí cho phòng chống dịch, mà chủ yếu sử dụng từ nguồn huy động xã hội hóa trong và ngoài nước. Tỷ lệ sử dụng ngân sách năm 2020 - 2021 của một số tỉnh tương đối thấp hơn so với tổng kinh phí đã bố trí như tại thành phố Hà Nội là 43,4%, tỉnh Bạc Liêu là 50,8%.

Đáng chú ý, cơ quan giám sát cho biết, theo phản ánh của địa phương, Nghị quyết 30 cho phép và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện các biện pháp đặc biệt, đặc cách, đặc thù tại từng thời điểm phòng, chống dịch COVID-19 cụ thể nhưng sau đó, quá trình thanh tra, kiểm tra, quyết toán lại không xem xét các yếu tố cấp bách, tính nghiêm trọng của tình huống mà lại chỉ áp dụng các văn bản quy phạm pháp pháp luật hiện hành trong điều kiện bình thường để đối chiếu, xem xét xử lý, gây ra tâm lý hoang mang của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trong lĩnh vực y tế và công tác thanh quyết toán của các cơ quan ở cơ sở, tiềm ẩn tác động bất lợi khi phải quyết định các giải pháp ứng phó với tình huống khẩn cấp sau này.

Kết quả giám sát cũng cho thấy, hầu hết các địa phương được khảo sát đã hoàn thành tiêm liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên.

Việc chậm cung cấp thông tin, bằng chứng khoa học về tác dụng của các mũi tiêm nhắc lại, một số trang mạng xã hội tuyên truyền các thông tin không đúng, sai lệch về an toàn, lợi ích của tiêm vaccine, tâm lý chủ quan của người dân sau khi đã nhiễm COVID-19 là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm mũi 4 ở nhóm từ 18 tuổi trở lên và mũi 2 ở nhóm trẻ từ 5 - 11 tuổi tại một số địa phương còn thấp so với mặt bằng chung cả nước.

“Tại thời điểm giám sát, hầu hết các địa phương còn dư vaccine chưa sử dụng; một số địa phương số còn dư sắp hết hạn tương đối lớn” - đoàn giám sát cho biết.

Số liệu dẫn chứng số dư ở TP.HCM hơn 375.000 liều, tỉnh Hải Dương 107.404 liều, TP.Hà Nội dư 103.575 liều (0,6% số vaccine tiếp nhận), tỉnh Đồng Tháp dư 109.971 liều, tỉnh Thái Nguyên dư 22.698 liều. Tỉnh Đồng Tháp còn 65.556 liều vaccine Pfizer hạn dùng 30/9/2022 và hơn 4.000 liều vaccine Moderna hạn dùng đến 15/9/2022.

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 nặng giảm dẫn đến nhu cầu sử dụng thuốc trong điều trị COVID-19 giảm, thuốc tồn kho chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, gây lãng phí.

Thế nhưng, tình trạng thiếu thuốc nói chung vẫn diễn ra tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo báo cáo của Bộ Y tế, có 28/34 Sở Y tế báo cáo có tình trạng thiếu thuốc tại địa phương gồm các loại: thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nhiễm trùng nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, vị thuốc cổ truyền.

Có nơi “sợ” không dám mua sắm

Kết quả giám sát cũng chỉ ra những “mảng màu xám” trong công tác chống dịch.

Về vật tư, trang thiết bị y tế, hầu hết các địa phương tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch nên việc thực hiện mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế rất hạn chế. Đơn cử tại tỉnh Thanh Hóa trong năm 2021-2022 không thực hiện hoạt động mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế. Một số địa phương chủ động huy động trang thiết bị, vật tư y tế tại các địa bàn có số ca bệnh thấp cho các địa bàn có số ca mắc tăng cao, do đó vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong khám bệnh, chữa bệnh.

“Sau khi một số vụ việc sai phạm liên quan đến mua sắm thuốc, vật tư y tế bị khởi tố, truy tố, xét xử, có tình trạng cơ sở y tế công lập “thận trọng quá mức”, thậm chí là “lo ngại” việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế có thể bị sai so với quy định”, cơ quan giám sát nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc bóc tách chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 và các bệnh khác rất khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể và thiếu nhân lực để thực hiện dẫn đến ảnh hưởng tiến độ lập dự toán và quyết toán.

Vẫn còn một số địa phương từ đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa giải ngân chế độ phụ cấp phòng, chống dịch COVID-19 cho nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, lực lượng phòng, chống dịch tuyến đầu phải làm việc trong điều kiện môi trường áp lực cao, cường độ lớn trong thời gian dài, suy giảm về sức khỏe thể chất và tinh thần, trong khi đó việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng còn chưa kịp thời, đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ y tế bỏ việc, nghỉ việc, chuyển việc.

Hỗ trợ chậm, người lao động mất niềm tin

Liên quan đến chính sách hỗ trợ, báo cáo cho biết, tại 6 địa phương đoàn đến giám sát, đã có hơn 6 triệu người được chi trả hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền là 14.820 tỷ, có 11.556 người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng tự nguyện không nhận; thực hiện giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 202.146 đơn vị sử dụng lao động tương ứng khoảng 5,6 triệu lao động với số tiền là 4.890 tỷ đồng.

Tuy vậy, các địa phương đoàn giám sát đến đều có những trường hợp đã được xét duyệt và những người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ đã nộp hồ sơ đúng hạn theo hướng dẫn nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Điều này đã tạo dư luận không tốt, gây mất niềm tin của người lao động, giảm ý nghĩa của chính sách, gây ra áp lực rất lớn cho các cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết chế độ và cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương.

Về chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 khác, qua giám sát cho thấy, tổng kinh phí thực hiện trên toàn quốc khoảng 42.740 tỷ đồng, hỗ trợ gần 37,06 triệu lượt đối tượng. Ngân sách nhà nước đã chi 21.335 tỷ đồng để hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho gần 18,27 triệu lượt đối tượng.

Song báo cáo cũng chỉ rõ một số chính sách triển khai còn chậm, chưa được thực hiện đầy đủ; chính sách chưa bao quát hết các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 là người lao động tự do, các đối tượng đặc thù khác.

Về hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà, hiện đã có 60/63 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp, người lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ (03 tỉnh không có đối tượng là Lai Châu và Điện Biên, Cao Bằng), có 41 tỉnh hoàn thành giải ngân 100% so với số đề nghị; chỉ còn 6 tỉnh thành phố giải ngân dưới 80% so với số đề nghị trong đó có tỉnh Bình Dương và thành phố Đà Nẵng.

Sau giám sát, cơ quan của Quốc hội kiến nghị khẩn trương tổng kết, đánh giá và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 30; rà soát tổng thể việc triển khai các chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đã được ban hành, nhất là các chính sách hỗ trợ có điều kiện để khắc phục các hạn chế, xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hiệu quả, tính kịp thời và mục tiêu của chính sách, tạo lòng tin trong nhân dân.

Bên cạnh đó tiếp tục chỉ đạo ngành y tế để sớm có giải pháp nhằm bảo đảm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Có phương án xử lý đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 còn tồn dư so với nhu cầu bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí; tiếp tục giám sát chặt chẽ dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác để chủ động có giải pháp ngăn chặn kịp thời, hướng dẫn các địa phương thực hiện để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

Cho rằng cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính răn đe và nhằm kịp thời chấn chỉnh việc triển khai thực hiện cũng như tham mưu sửa đổi chính sách phù hợp, nhưng Ủy ban Xã hội cũng nêu quan điểm, trong quá trình xử lý vụ việc, cơ quan chức năng cần quan tâm đến tính cấp thiết, diễn biến nguy hiểm và phức tạp của dịch bệnh để có biện pháp xử lý phù hợp đối với trường hợp địa phương, đơn vị đã thực hiện các giải pháp với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Các tin khác

Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Không ít người lao động (NLĐ) đang băn khoăn, nếu làm việc cho đến khi nghỉ hưu, chưa từng nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì khoản tiền đã đóng BHTN sẽ thế nào? NLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Với tư tưởng luôn tìm cách làm lợi nhất cho người lao động, những năm qua, BCH CĐCS Công ty PouYuen luôn thương lượng, kí thỏa ước lao động tập thể với ban giám đốc công ty với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Ngày 9/1/2025, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước lên trên 21.000 đồng/lít.
Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động quan tâm tới việc đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp.
Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Tết Nguyên đán này, các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ chăm lo chu đáo cho NLĐ bằng những món quà Tết, khoản thưởng xứng đáng. Qua đó, vun đắp thêm tình cảm gắn bó và động viên NLĐ.
Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các vụ lừa đảo trực tuyến lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, đi du lịch tăng mạnh. Tuy đây không phải những chiêu trò mới nhưng vẫn nhiều nạn nhân dính bẫy, chuyên gia khuyến cáo gì?
Người lao động lo lắng về tiền thưởng Tết

Người lao động lo lắng về tiền thưởng Tết

Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, không khí mua sắm đã bắt đầu rộn ràng trên khắp các con phố, siêu thị và chợ truyền thống. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tâm lý và kỳ vọng của người lao động về tiền thưởng Tết trở thành một chủ đề nóng hổi.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm sau 2 lần tăng liên tiếp

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm sau 2 lần tăng liên tiếp

Ngày 26/12, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong nước xuống dưới 21.000 đồng/lít.
VnExpress Marathon Hải Phòng tiếp tục truyền cảm hứng về lối sống năng động, lành mạnh

VnExpress Marathon Hải Phòng tiếp tục truyền cảm hứng về lối sống năng động, lành mạnh

Giải VnExpress Marathon tổ chức tại thành phố cảng Hải Phòng đã thu hút 10.000 người tham gia. Trong đó, Herbalife Việt Nam tiếp tục là Nhà tài trợ Dinh dưỡng cho giải chạy này.
Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm, kết nối Vinhomes Global Gate Cổ Loa với trung tâm Hà Nội

Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm, kết nối Vinhomes Global Gate Cổ Loa với trung tâm Hà Nội

Việc khởi công xây dựng cầu Tứ Liên đúng kế hoạch sẽ góp phần giảm áp lực giao thông cho các cầu hiện hữu bắc qua sông Hồng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đô thị hóa cho khu vực Đông Bắc Thủ đô Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiên phong trong cuộc “cách mạng” điều trị ung thư tại Việt Nam

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiên phong trong cuộc “cách mạng” điều trị ung thư tại Việt Nam

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), với sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), đã công bố triển khai Dự án VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418 của Mỹ.
Giải thưởng “L’Oréal - sắc màu cuộc sống 2024” vinh danh những tấm gương vượt qua nghịch cảnh

Giải thưởng “L’Oréal - sắc màu cuộc sống 2024” vinh danh những tấm gương vượt qua nghịch cảnh

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập chương trình trao quyền cho phụ nữ Việt - L’Oreal Vì Cuộc sống tốt đẹp hơn, cuộc thi L’Oréal Sắc Màu Cuộc Sống - một sân chơi dành cho những tài năng trẻ đã vượt lên nghịch cảnh để khẳng định bản thân trong ngành tóc đã được khởi động lại sau nhiều năm gián đoạn.
Đâu là nguyên nhân chính khiến lượng xe tiêu thụ tăng vọt trong tháng 10/2024

Đâu là nguyên nhân chính khiến lượng xe tiêu thụ tăng vọt trong tháng 10/2024

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, số lượng xe bán ra trong tháng 10 năm 2024 tăng tới 53% so với cùng kỳ 2023. Các chuyên gia cho rằng lý do của việc này đến từ việc giảm phí trước bạ, nhu cầu mua sắm ô tô tăng cao dịp cuối năm, chính sách cho vay của ngân hàng hấp dẫn và thị trường bất động sản sôi động.
Dịp cận Tết, người lao động cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua hàng, nhận quà trúng thưởng qua mạng

Dịp cận Tết, người lao động cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua hàng, nhận quà trúng thưởng qua mạng

Nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đăng bán hàng kém chất lượng trên mạng, giả mạo doanh nghiệp giảm giá hàng hóa, tặng quà để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy người lao động cần lưu ý gì để tránh mắc bẫy lừa đảo?
Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì?

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân khi có nhu cầu đặt mua vé máy bay, vé tàu,... cần thực hiện giao dịch thông qua website chính thống, ứng dụng di động hoặc trực tiếp tại phòng vé và đại lý chính thức của hãng.
Giá xăng dầu trong nước bật tăng sau 2 lần giảm liên tiếp

Giá xăng dầu trong nước bật tăng sau 2 lần giảm liên tiếp

Sau 2 kỳ giảm giá liên tiếp, giá xăng được Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng trở lại từ 15 giờ ngày 28/11.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030 gồm cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi.
Herbalife Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Chương trình “Sinh viên thế hệ mới 2024”

Herbalife Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Chương trình “Sinh viên thế hệ mới 2024”

Mùa giải thứ hai của chương trình truyền hình thực tế “Sinh Viên Thế Hệ Mới 2024” đã kết thúc thành công tốt đẹp với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam.
CPI bình quân cả năm được dự báo không vượt quá 4%

CPI bình quân cả năm được dự báo không vượt quá 4%

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 có thể tăng khoảng 0,1 - 0,15% so với tháng trước. CPI bình quân cả năm sẽ không vượt quá 4% bởi nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Việc triển khai áp dụng giá điện 2 thành phần cần có lộ trình cụ thể từng giai đoạn

Việc triển khai áp dụng giá điện 2 thành phần cần có lộ trình cụ thể từng giai đoạn

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất Bộ Công Thương về cơ chế và lộ trình áp dụng giá điện 2 thành phần nhằm tính đúng, tính đủ các chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống điện để sử dụng điện hiệu quả hơn. Từ đó, nghiên cứu và đề xuất lộ trình áp dụng các biểu giá điện hai thành phần cho các nhóm khách hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động