Thị trường bất động sản “đứng hình”, thêm hàng loạt sàn giao dịch giải thể |
Sáng 10/3, Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần III và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022-2023 được tổ chức tại Hà Nội.
Tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến (Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội) trình bày tham luận về hoàn thiện thể chế để phát triển bền vững thị trường bất động sản: Nhìn từ việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản.
Ông Tuyến nhận định, ngay từ quý IV/2022 cho đến nay, thị trường bất động sản gặp những khó khăn và ở trong tình trạng trầm lắng. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm… ở những quy mô, cấp độ khác nhau được tổ chức nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.
"Qua các hội thảo, tọa đàm này, có hai vấn đề cơ bản được nhận diện là rào cản cho sự phát triển của thị trường bất động sản là điểm nghẽn về vốn và điểm nghẽn về cơ chế pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản. Nhận thức được điểm nghẽn này, Chính phủ đã có giải pháp tháo gỡ những bất cập về pháp lý liên quan đến bất động sản bằng việc cùng một thời điểm tiến hành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 - Ba đạo luật có tác động trực tiếp đến sự vận hành của thị trường bất động sản", PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến nhận định.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến tại diễn đàn. |
Dự thảo Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi): Kiến nghị bảng giá đất phải hài hoà lợi ích
Theo chuyên gia, những sửa đổi, bổ sung của Dự thảo Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi) góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.
Thứ nhất, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có những bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thứ hai, Dự thảo khẳng định nguyên tắc thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Thứ ba, quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Thứ tư, quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội và các cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn. Dự thảo bỏ quy định về khung giá đất; quy định cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng bảng giá đất… Chúng tôi đang kiến nghị bảng giá đất phải hài hoà lợi ích.
Thứ năm, Dự thảo tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch…
Thứ sáu, Dự thảo tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất; xác lập yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; hoàn thiện các chế định về điều tiết của Nhà nước để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững…
Thứ bảy, đặc biệt, trong quản lý tài chính về đất đai và giá đất, quán triệt tinh thần Nghị quyết số 18, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ khung giá đất của Chính phủ, đồng thời, Điều 153 quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất: Theo mục đích sử dụng đất định giá; Theo thời hạn sử dụng đất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất…
Thứ tám, Dự thảo bổ sung quy định về điều tiết nguồn thu từ đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về ngân sách trung ương để hỗ trợ cho phát triển; quy định UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương quy định mức điều tiết để hỗ trợ cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi và cho người có đất bị thu hồi (Điều 148)….
Thứ chín, Dự thảo bổ sung quy định người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Điều 172). Quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp theo hướng quy định về nguyên tắc, điều kiện, hình thức tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp…
Dự thảo Luật Nhà ở năm 2014 (sửa đổi): 5 tác động tích cực đến thị trường
Dự thảo Luật Nhà ở năm 2014 (sửa đổi), theo chuyên gia, có 5 tác động tích cực đến thị trường BĐS. Cụ thể:
1. Bổ sung quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở; công nhận quyền sở hữu nhà ở; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở; các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Bổ sung quy định về sở hữu nhà chung cư gồm căn cứ xác lập quyền sở hữu và chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi nhà chung cư thuộc diện phá dỡ do không đảm bảo điều kiện an toàn sử dụng; quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu sau khi chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư.
3. Quy định một chương về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Như nguyên tắc thực hiện, cải tạo nhà chung cư; kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư; các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; bố trí nhà ở tái định cư và nhà ở tạm thời thời…
4. Về chính sách nhà ở xã hội. Bổ sung quy định về hình thức phát triển nhà ở xã hội; yêu cầu đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội; xác định giá bán nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư; thời điểm thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; trách nhiệm của Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương. Bổ sung 2 mục quy định về chính sách phát triển nhà ở lưu trú công nhân và nhà ở lực lượng vũ trang.
5. Về tài chính cho phát triển nhà ở. Bổ sung quy định các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở; nguyên tắc huy động, sử dụng nguồn vốn cho phát triển nhà ở; vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng CSXH để phát triển nhà ở xã hội; nguồn vốn của nhà nước để phục vụ cho phát triển nhà ở, hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở…
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 (sửa đổi): Sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng được đưa vào kinh doanh
Điểm mới của Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 (sửa đổi) giúp làm rõ sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng được đưa vào kinh doanh. Trong đó, về phạm vi và các loại bất động sản đưa vào kinh doanh trong Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) đã bổ sung, làm rõ tại Điều 5. Như vậy, các loại bất động sản đưa vào kinh doanh đã được chỉ rõ gồm những công trình nào, tránh trường hợp chỉ nêu chung chung như trước đây dẫn đến nhiều “kẽ hở” cho các “cò đất” lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt là bổ sung cụ thể thêm các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng là căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú.
Thứ hai, Điều 13 về nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được đưa vào kinh doanh cũng bổ sung: Công trình xây dựng có sẵn được đưa vào kinh doanh là các công trình dân dụng theo pháp luật về xây dựng, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú.
Thứ ba, quản lý chặt chẽ hoạt động môi giới bất động sản: Một trong những bất cập của thị trường bất động sản thời gian qua là tình trạng “sốt” giá gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, mà “thủ phạm” là lực lượng môi giới hiện đang thừa nhân lực nhưng thiếu chất lượng.
Riêng đối với môi giới bất động sản, Dự thảo Luật sửa đổi còn mở ra điều kiện khác: “Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế”. Với sự điều chỉnh này, kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp, theo đó không phải chịu áp lực “có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản”.
Tổng giám đốc doanh nghiệp bất động sản được trả lương gần 1 tỷ đồng/tháng là ai? Nữ doanh nhân Trần Mai Hoa - Tổng Giám đốc Vincom Retail có tổng thu nhập năm 2022 là 11,7 tỷ đồng, tương đương thù ... |