Tăng trưởng tín dụng năm 2023 có định hướng cao hơn

18/01/2023 22:00 Thương trường Trần Thúy
Ngân hàng Nhà nước chính thức nêu định hướng mức tăng trưởng tín dụng năm nay, có phần cao hơn giai đoạn trước.

Ngày 17/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2023.

Chỉ thị xác định 7 nhóm mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành Ngân hàng trong năm 2023.

Một là, điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2023 bình quân khoảng 4,5%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ trưởng kinh tế hợp lý.

Năm 2023, định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo đó, định hướng cho năm nay đã có phần cao hơn giai đoạn trước (gần như "cố định" chỉ tiêu 14% đưa ra đầu mỗi năm).

Hai là, kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Triển khai với nỗ lực cao nhất các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ba là, triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh nhằm bảo đảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%; tập trung triển khai chỉ đạo các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các TCTD yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các TCTD này từng bước phục hồi. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD; trong đó tập trung chỉ đạo TCTD tăng cường minh bạch trong hoạt động, khắc phục tình trạng sở hữu cổ phần giới hạn quy định, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo tại các TCTD. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD.

Bốn là, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc cung ứng các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Năm là, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường trong việc chấp hành chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN và các quy định trong hoạt động ngân hàng.

Sáu là, cải cách mạnh mẽ quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Bảy là, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình/Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành.

Cụ thể hơn về điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tín dụng, ngoại hối và vàng, Chỉ thị 01 nêu định hướng bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp CSTT nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,…

Điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; trong đó căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả xếp hạng TCTD, mức độ tập trung tín dụng, lãi suất, việc tham gia hỗ trợ xử lý TCTD yếu kém, tình hình thực tiễn thị trường,...

Cùng đó, chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng trong cả năm với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Các tin khác

Tháng 2/2023 có 3 lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng được phát hành thành công

Tháng 2/2023 có 3 lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng được phát hành thành công

Theo số liệu thống kê của FiinRatings, trong tháng 2/2023, có 3 lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng được phát hành thành công, trong đó có 1 lô thuộc doanh nghiệp bất động sản, 2 lô còn lại của Tập đoàn Masan.
Hóa dầu Petrolimex bị phạt 628 triệu đồng do vi phạm về thuế

Hóa dầu Petrolimex bị phạt 628 triệu đồng do vi phạm về thuế

Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (mã chứng khoán: PLC) bị xử phạt hơn 628 triệu đồng do vi phạm về thuế. Sau khi bù trừ với số thuế giá trị gia tăng đang thừa, doanh nghiệp này phải nộp gần 363 triệu đồng.
Nghị định 08 có đủ để vực dậy niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

Nghị định 08 có đủ để vực dậy niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

Nghị quyết 08 sẽ đưa ra cho các doanh nghiệp bất động sản một lối thoát, gỡ khó trái phiếu đến hạn và sắp đáo hạn quy mô vài trăm ngàn tỷ trong năm 2023 - 2024. Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế - Vũ Đình Ánh.
Agribank rao bán hàng loạt tài sản công ty con của Tân Hoàng Minh

Agribank rao bán hàng loạt tài sản công ty con của Tân Hoàng Minh

Sau 3 tháng thu hồi loạt tài sản đảm bảo công ty con của Tân Hoàng Minh, phía ngân hàng chủ quản đã chính thức rao bán đấu giá để thu hồi nợ.
Doanh nghiệp bán lẻ bán xăng dầu than phải bán đất đai, cầm cố tài sản để bù lỗ

Doanh nghiệp bán lẻ bán xăng dầu than phải bán đất đai, cầm cố tài sản để bù lỗ

Tại Tọa đàm trực tuyến “Kinh doanh xăng dầu và bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia - Tiếng nói người trong cuộc” diễn ra ngày 6/3 tại Hà Nội, một đại diện doanh nghiệp cho biết, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phải dùng tiền túi để bù lỗ nhằm duy trì hoạt động kinh doanh... .
Vì sao ông trùm xây dựng Hoà Bình thắng kiện nhưng khó đòi nợ Cocobay?

Vì sao ông trùm xây dựng Hoà Bình thắng kiện nhưng khó đòi nợ Cocobay?

Khi bức tranh tài chính của chủ đầu tư Empire Group được hé lộ, chặng đường đòi nợ 368 tỷ đồng của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình có lẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 4.617 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau 3 tháng

Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 4.617 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau 3 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin công khai về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Chính thức chào bán khách sạn dát vàng duy nhất ở Việt Nam

Chính thức chào bán khách sạn dát vàng duy nhất ở Việt Nam

Đại gia “Đường bia” Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình sẽ chính thức chào bán cạnh tranh khách sạn dát vàng Dolce Hanoi Golden Lake trong tháng 3 này.
Sabeco (SAB): “Ông lớn” ngành bia mạnh tay chi tiền cho quảng cáo, khuyến mại

Sabeco (SAB): “Ông lớn” ngành bia mạnh tay chi tiền cho quảng cáo, khuyến mại

Sabeco là một ông lớn trên thị trường bia Việt Nam. Thị trường này được đánh giá là vùng đất ‘màu mỡ’, chính vì vậy, không chỉ Sabeco mà các hãng lớn khác cũng đang đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu, khiến thị trường ngày càng trở nên khốc liệt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Giảm số lượng thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Giảm số lượng thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu

Tại phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã nhấn mạnh một trong số các hạn chế của thị trường xăng dầu Việt Nam.
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đòi chiết khấu, tối thiểu 5-6% giá bán

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đòi chiết khấu, tối thiểu 5-6% giá bán

Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết hơn 1 năm qua phải bán hàng với chiết khấu 0 đồng, thậm chí âm vốn nên một lần nữa kiến nghị cần có chiết khấu.
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan đầu tư 1,45 tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan đầu tư 1,45 tỷ USD vào Việt Nam

Central Retail coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng cao với kinh tế tăng trưởng liên tục và đặt lộ trình tiếp tục mở rộng tại đây với nguồn đầu tư 50 tỷ baht (1,45 tỷ USD) trong 5 năm tới.
Ông Lê Viết Hải rút đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Ông Lê Viết Hải rút đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) vừa công bố loạt quyết định của HĐQT liên quan đến vấn đề nhân sự và kế hoạch kinh doanh, kế hoạch Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm 2023.
Rủi ro từ nợ trái phiếu doanh nghiệp ngày càng lớn

Rủi ro từ nợ trái phiếu doanh nghiệp ngày càng lớn

Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư đầy tiềm năng và được nhiều người lựa chọn đầu tư vào. Thế nhưng, bên cạnh những mặt lợi thì cũng có những mặt còn tồn tại của nó. Và rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp là một trong những điều mà hầu như nhà đầu tư nào cũng gặp phải. Khủng hoảng tài chính của các doanh nghiệp bất động sản đã kéo theo việc chậm thanh toán trái phiếu ngày càng lớn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp không thu xếp nguồn vốn kịp thời khi đến hạn trả nợ.
Bộ Tài chính và Bộ Công thương sắp phải giải trình về thị trường xăng dầu

Bộ Tài chính và Bộ Công thương sắp phải giải trình về thị trường xăng dầu

Phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu sẽ diễn ra vào ngày 28/2 tới đây. Hai cơ quan chịu trách nhiệm là Bộ Công Thương và Bộ Tài chính.
“Bất cập trong cơ chế xác định giá đất khiến thị trường bất động sản bị rối loạn”

“Bất cập trong cơ chế xác định giá đất khiến thị trường bất động sản bị rối loạn”

Đây là góp ý của PGS.TS Ngô Trí Long trong những quy định về giá đất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trên Cổng TTĐT Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2 nhóm giải pháp chính được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản

2 nhóm giải pháp chính được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản

Bất động sản (BĐS) là nhóm ngành ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số của thị trường chung. Năm 2023 là nhận định là năm triển vọng ngành BĐS.
“Novaland đang có hơn 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại”

“Novaland đang có hơn 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại”

Phát biểu tại hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững sáng nay (17/2), Chủ tịch HĐQT Novaland, ông Bùi Thành Nhơn cho biết, hiện Novaland đang có 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại.
Chủ tịch Vinhomes: Nhiều doanh nghiệp BĐS có thể phá sản nếu khó khăn tiếp tục kéo dài

Chủ tịch Vinhomes: Nhiều doanh nghiệp BĐS có thể phá sản nếu khó khăn tiếp tục kéo dài

"Nếu khó khăn tiếp tục kéo dài mà không có giải pháp kịp thời sẽ có nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, phá sản, nguồn cung nhà ở sẽ càng thiếu hụt", ông Chủ tịch HĐQT Vinhomes nhấn mạnh.
Những doanh nghiệp địa ốc nào phải trả nợ trái phiếu nhiều nhất năm 2023?

Những doanh nghiệp địa ốc nào phải trả nợ trái phiếu nhiều nhất năm 2023?

Nhóm ngành bất động sản tăng 76% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ so với cùng kỳ, tương đương 102.570 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động