Ảnh minh hoạ |
Tại họp báo thông tin về chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, ông Đinh Ngọc Quý, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội, cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến về lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương, thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024.
Hội nghị lần 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua cũng đã ban hành nghị quyết và giao Chính phủ trình Quốc hội tiến độ cải cách tiền lương.
Kết luận tại hội nghị, lộ trình thực hiện sẽ từ 1/7/2024, với tinh thần, quan điểm thực hiện 6 nội dung Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách tiền lương.
Trong đó, xây dựng bảng lương mới thay cho bảng lương hiện nay, gồm bảng lương về chức danh lãnh đạo từ Trung ương cho đến cơ sở, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 3 bảng lương cho lực lượng vũ trang.
Đồng thời sắp xếp, thu gọn chế độ phụ cấp so với hiện nay; chế độ tiền thưởng bằng 10% quỹ tiền lương cơ bản không bao gồm phụ cấp; chế độ nâng bậc lương; nguồn kinh phí để thực hiện chế độ cải cách tiền lương. Cuối cùng là quản lý tiền lương và thu nhập.
Về nguồn kinh phí để cải cách tiền lương, theo ông Đinh Ngọc Quý, Chính phủ báo cáo hội nghị Trung ương về nguồn cải cách tiền lương đã được chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn 2024 - 2026.
Sau 2024, tức từ 2025 dự kiến thực hiện lộ trình tăng lương từ 5-7%, đảm bảo mức lương phù hợp tiệm cận khu vực 1 của tư nhân.
Theo Nghị quyết 27, cơ cấu tiền lương mới sẽ được thiết kế gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Bên cạnh đó, yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới là lương cơ bản, được xây dựng bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 khoảng 5-6% để bù đắp chỉ số trượt giá Đại diện tổ chức Công đoàn mong muốn điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng để bù đắp chỉ số trượt giá, với mức đề ... |