Từ giữa tháng 2 nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mới khôi phục lại sản xuất

09/02/2022 16:04 Kinh tế đầu tư Nguyễn Thắm
Nguyên nhân của đợt khan hiếm xăng dầu lần này là do những vướng mắc tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - đơn vị chiếm tới 35% nguồn cung xăng dầu cả nước. Khó khăn về dòng tiền dẫn đến nhà máy này giảm 20% công suất từ tháng 1/2022.
Khan hiếm xăng dầu tiếp tục kéo dài, nhiều cửa hàng thà đóng cửa chứ không bán lỗ

Tình trạng khan hiếm xăng dầu đã xảy ra trong khoảng một tháng gần đây. Ghi nhận của PV tại nhiều tỉnh thành khu vực phía nam, hiện tượng các cửa hàng xăng dầu nhỏ lẻ tạm dừng kinh doanh xảy ra khá phổ biến.

Nguyên nhân ban đầu được cho là do giá bán ngày càng tăng cao khiến các cửa hàng khăm hàng, tạo khan hiếm ảo. Tuy nhiên, mới đây, nhiều tài xế tại Hà Nội cũng phản ánh đi 3-4 cây xăng đều treo biển đóng cửa.

Một tài xế cho biết trên mạng xã hội: "Đi từ An Khánh tới Hà Đông không có cây xăng nào mở cửa". Dưới bài đăng, rất nhiều tài xế cũng phản ánh gặp tình trạng tương tự.

Việc khan hiếm xăng dầu kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân và gây tâm lý hoang mang khi xăng dầu tiếp tục được dự đoán sẽ tăng giá và khan hàng.

CỬA HÀNG NHỎ LẺ THIẾU HỤT NGUỒN CUNG

Nguyên nhân của tình trạng khan hiếm xăng dầu xuất phát từ những vướng mắc tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - đơn vị chiếm tới 35% nguồn cung xăng dầu cả nước. Khó khăn về dòng tiền dẫn đến nhà máy này giảm 20% công suất từ tháng 1/2022.

Để bù lại, Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn đã nâng công suất lên 103% và từ ngày 7/2/2022 đã nâng công suất lên 105%, tuy nhiên vẫn không đủ nguồn cung xăng dầu.

Đồng thời, một nguyên nhân khác theo các chủ cửa hàng là do mức hoa hồng quá thấp dẫn đến tình trạng họ "thà đóng cửa chứ không bán lỗ".

Chủ một đại lý kinh doanh xăng dầu nhỏ lẻ cho biết, mức chiết khấu trước kia là từ 200-1.000 đồng/lít xăng, nhưng đến trước Tết, một số đầu mối duy trì chiết khấu chỉ 100-150 đồng một lít xăng, dầu tuỳ loại, giờ chiết khấu là bằng 0, thậm chí còn âm. Nguồn cung cũng vô cùng khan hiếm dẫn đến tình trạng đóng cửa hàng loạt tại các cửa hàng xăng dầu nhỏ lẻ.

Về vấn đề này, chiều qua 8/2, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước và yêu cầu các bộ, ngành không để thiếu xăng dầu trong mọi hoàn cảnh.

Bộ Công Thương khẳng định, tình trạng thiếu hụt xăng dầu chỉ xảy ra cục bộ tại cửa hàng đại lý của các doanh nghiệp nhỏ, do tâm lý găm hàng nhằm trục lợi.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương phải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lý của mình, thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi găm hàng nhằm trục lợi.

Đồng thời, Bộ Công Thương phải đảm bảo cân đối giữa sản xuất và nhập khẩu xăng dầu, có kế hoạch chi tiết, chính xác hơn, đảm bảo chủ động, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp rà soát kỹ cơ chế, chính sách hiện hành, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp bởi đây là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hoá và đời sống nhân dân nên bắt buộc phải quản lý chặt chẽ, khoa học.

NHÀ MÁY LỌC DẦU NGHI SƠN CẮT GIẢM CÔNG SUẤT VÌ CHI PHÍ

Trước đó, Bộ Công Thương cũng từng có văn bản yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý nghiêm hành vi găm hàng xăng dầu. Nguyên nhân là do Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất dẫn đến việc giảm nguồn cung xăng dầu tại thị trường trong nước.

Được biết, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm tới 20% công suất do gặp những khó khăn về tài chính và đang làm việc tích cực với các bên liên quan để có phương án giải quyết, đưa nhà máy sớm trở lại hoạt động bình thường.

Thậm chí, nhà máy này cho biết có thể phải tạm dừng sản xuất từ giữa tháng 2 nếu tình hình tài chính không sớm được các bên liên quan tháo gỡ.

Ngay sau đó, Bộ Công Thương cũng đã làm việc với lãnh đạo Lọc dầu Nghi Sơn và một số doanh nghiệp, thương nhân phân phối xăng dầu trong nước. Sau cuộc họp, Bộ đã yêu cầu phía Nghi Sơn báo cáo về kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu (dầu thô), kế hoạch sản xuất như đã đăng ký.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cũng phải báo cáo tiến độ, kế hoạch và tiến độ giao hàng các hợp đồng đã ký với các thương nhân đầu mối xăng dầu, nhằm "tránh chuyện ngừng sản xuất mà không thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu trong nước".

Đến nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, khó khăn của nhà máy này đã được tháo gỡ và sẽ khôi phục sản xuất từ giữa tháng 2/2022.

Các tin khác

Moody’s nâng hạng tín nhiệm Việt Nam, khẳng định sức mạnh kinh tế ngày càng được tăng cường

Moody’s nâng hạng tín nhiệm Việt Nam, khẳng định sức mạnh kinh tế ngày càng được tăng cường

Quyết định mới nhất của Moody’s phản ánh đánh giá của tổ chức này về sức mạnh kinh tế ngày càng được tăng cường và khả năng chống chịu của Việt Nam trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài.
BP và SOVICO muốn cùng làm điện gió ngoài khơi tại Quảng Ninh

BP và SOVICO muốn cùng làm điện gió ngoài khơi tại Quảng Ninh

Quảng Ninh cũng đang có mục tiêu tăng trưởng xanh, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”...
Việt Nam, tham vọng phát triển cơ sở hạ tầng đã trở lại...

Việt Nam, tham vọng phát triển cơ sở hạ tầng đã trở lại...

Việt Nam có niềm tin vững chắc vào việc cơ sở hạ tầng chất lượng sẽ hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Sau hai năm gián đoạn do đại dịch, vấn đề về cơ sở hạ tầng cuối cùng đã trở lại...
Điểm nghẽn khi mở rộng khu công nghiệp

Điểm nghẽn khi mở rộng khu công nghiệp

Đất sạch của Long An phục vụ công nhiệp còn trên 2.500 ha, đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đủ điều kiện kêu gọi đầu tư 800 ha, còn lại nằm trong diện xúc tiến kêu gọi đầu tư hạ tầng.
5 định hướng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam

5 định hướng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, khu công nghiệp tiếp tục được xác định là một mô hình hiệu quả, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển.
IMF nhận định thế nào về tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam?

IMF nhận định thế nào về tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam?

IMF quan sát thấy rằng mặc dù sự phục hồi kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ nhưng không đồng đều, với thị trường lao động còn đang trì trệ, các điểm dễ tổn thương trong khu vực tài chính đang gia tăng.
VDSC dự báo kinh tế Việt Nam 2022 tăng trưởng 7,5%

VDSC dự báo kinh tế Việt Nam 2022 tăng trưởng 7,5%

VDSC điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của năm nay từ mức 6,5% lên mức 7,5%.
HSBC chỉ ra sáu xu hướng toàn cầu sẽ định hình tương lai Việt Nam

HSBC chỉ ra sáu xu hướng toàn cầu sẽ định hình tương lai Việt Nam

WB cảnh báo Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nghiêm trọng nhất. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu sẽ khiến GDP của Việt Nam giảm 3,5% vào năm 2050.
Chuyên gia IFC: Cần chú trọng 4 bước cho tham vọng kinh tế số

Chuyên gia IFC: Cần chú trọng 4 bước cho tham vọng kinh tế số

Chuyên gia đề cập 4 bước chính để Việt Nam thực hiện tham vọng đưa nền kinh tế kỹ thuật số chiếm 30% GDP của cả nước vào năm 2030.
TP.HCM cần lưu ý 4 nhiệm vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế số

TP.HCM cần lưu ý 4 nhiệm vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế số

Ý kiến được Phó thủ tướng Lê Minh Khái đưa ra tại Diễn đàn kinh tế TP.HCM 2022 với chủ đề kinh tế số do UBND TP.HCM chỉ đạo tổ chức ngày 15/4.
Kêu gọi đầu tư hơn 12 tỷ USD vào Củ Chi, Hóc Môn

Kêu gọi đầu tư hơn 12 tỷ USD vào Củ Chi, Hóc Môn

Quy hoach này phải thích hợp với quy hoạch tổng thể của TP.HCM và kết nối với các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An.
TP.HCM với loạt dự án hạ tầng giao thông đồ sộ

TP.HCM với loạt dự án hạ tầng giao thông đồ sộ

Loạt dự án giao thông đồ sộ hoạch định tại TP.HCM, trong tổng nhu cầu vốn gần 1 triệu tỷ đồng, nhưng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 được thông qua chỉ 142.557 tỷ đồng...
Đồng bằng sông Cửu Long "khát" một cảng biển đủ tầm cỡ

Đồng bằng sông Cửu Long "khát" một cảng biển đủ tầm cỡ

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có đến 85% lượng thủy sản xuất khẩu và phụ thuộc hoàn toàn vào các cảng ở TP.HCM và Vũng Tàu.
TP.HCM sắp thu phí hạ tầng cảng biển

TP.HCM sắp thu phí hạ tầng cảng biển

Với việc triển khai thu phí trên toàn hệ thống 26 cảng biển ở thành phố, ước tính mỗi năm, nguồn thu phí sẽ khoảng 3.000 tỷ đồng.
Loạt sân bay vào "tầm ngắm" đầu tư của doanh nghiệp tư nhân

Loạt sân bay vào "tầm ngắm" đầu tư của doanh nghiệp tư nhân

Bên cạnh sân bay Quảng Trị và Sapa đã được phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình thức PPP, mới đây IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng đã có đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc.
Trước thềm phán quyết của Fed: Khác biệt chính sách và áp lực

Trước thềm phán quyết của Fed: Khác biệt chính sách và áp lực

“Với kịch bản mặt bằng lãi suất tại Mỹ tăng cao hơn, trong khi đó tại Việt Nam, việc Chính phủ và NHNN với mục tiêu tạo điều kiện cho khôi phục mức độ tăng trưởng kinh tế, sẽ tạo ra những khác biệt về chính sách. Những khác biệt này sẽ tạo ra những áp lực…”
WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi, nhưng rủi ro đã tăng cao

WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi, nhưng rủi ro đã tăng cao

Mặc dù nền kinh tế tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và đang phục hồi, nhưng rủi ro tiêu cực đã tăng cao do các ca nhiễm OMICRON đang quét qua cả nước và xung đột Nga-Ukraine gia tăng tính bất định.
sản phẩm của Việt Nam xuất đi dưới thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài

sản phẩm của Việt Nam xuất đi dưới thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài

Trong không ít trường hợp, hàng hóa Việt Nam xuất ra nước ngoài nhiều nhưng chưa có chỗ đứng vững chắc, bởi còn thiếu vị thế thương hiệu riêng của chính mình.
Thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án thu hồi đất sân bay Long Thàn

Thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án thu hồi đất sân bay Long Thàn

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/2/2022 thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
TP.HCM cần 30.000 lao động sau Tết

TP.HCM cần 30.000 lao động sau Tết

Một số ngành có nhu cầu tuyển dụng cao như công nghệ thông tin, kinh doanh thương mại, dệt may, da giày, thủy sản…
Xem thêm
Phiên bản di động