Một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chậm nộp gần 1,2 tỷ đồng BHXH |
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu |
Trao đổi với phóng viên (PV) Nhịp sống Doanh nghiệp, vị chuyên gia cho rằng, tới đây chúng ta cần nhận diện rõ những rủi ro và đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, tiếp tục đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế.
PV: Thưa ông, năm 2023 được nhìn trước là một năm đầy khó khăn, thách thức với nền kinh tế Việt Nam. Trong những tháng đầu năm, ông nhìn nhận bức tranh tài chính của nước ta diễn biến ra sao, có những chuyển biến tích cực gì?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Tình hình tài chính Việt Nam gần 6 tháng đầu năm 2023 có thể được xem là không tươi sáng. Trong quý đầu năm, GDP tăng trưởng 3,32% mặc dù Chính phủ rất nỗ lực đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
Những điểm sáng có thể kể đến Nghị quyết 33, tiếp theo là Nghị định 08 về phát hành trái phiếu riêng lẻ đến những động thái của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và giảm lãi suất huy động ở kỳ hạn 6 tháng cùng nhiều những quyết định, chương trình quan trọng khác.
PV: Dựa vào tình hình nêu trên cùng sự ngấm dần vào các chính sách, theo TS, tình hình tài chính 6 tháng cuối năm sẽ có chiều hướng diễn biến như thế nào?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi, về chính sách tiền tệ, NHNN sẽ tiếp tục giảm lãi suất điều hành để có thể tạo thêm động lực giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Tôi kỳ vọng lãi suất 6 tháng cuối năm sẽ hạ nhiều hơn thời gian vừa qua. NHNN cam kết tiếp tục giảm lãi suất là một tín hiệu đáng mừng nhưng trải qua 3 lần giảm lãi suất điều hành và mới đây giảm trần lãi suất huy động dưới 6 tháng song lãi suất cho vay vẫn chưa giảm được đáng kể. Chính vì thế việc giảm lãi suất có phải là mũi tên bắn chưa hẳn trúng đích.
Trước hết chúng ta thử phân tích vì sao lãi suất không giảm mạnh. Lãi suất là một hàm số của rủi ro. Rủi ro cao thì lãi suất cao vì ngân hàng cần một sự đền bù phù hợp cho việc chấp nhận rủi ro, mà tiếng Anh gọi là “Risk Premium”. Hiện tại, rủi ro của nền kinh tế và doanh nghiệp tăng cao, số doanh nghiệp giải thế, phá sản, ngừng hoạt động mỗi tháng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Vì lý do này các ngân hàng vẫn duy trì lãi suất cho vay cao để có thể trích lập dự phòng rủi ro cao, mà vẫn duy trì được lợi nhuận đáng kể. Do đó mà NHNN có cố gắng giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động thì các ngân hàng vẫn duy trì lãi suất cho vay cao. Nói một cách khác, động thái giảm lãi suất của NHNN chỉ có tác dụng nhẹ đến lãi suất cho vay tại thời điểm này.
Theo tôi, để gỡ khó cho nền kinh tế, lãi suất cho vay phải kéo dưới xuống dưới 10%. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi tình hình kinh tế vĩ mô cần được cải thiện, giảm rủi ro cho môi trường kinh doanh thì việc giảm lãi suất mới khả thi và phát huy tác dụng.
Trong 6 tháng cuối năm 2023, tôi kỳ vọng chính sách tài khóa sẽ được đẩy mạnh cùng việc Chính phủ sẽ thúc đẩy đầu tư công được giải ngân mạnh.
Về chính sách ngoại thương, Chính phủ đang có những nỗ lực để đẩy mạnh xuất khẩu và ngoại thương.
Về chính sách an sinh xã hội, Chính phủ sẽ tiếp tục chương trình bổ trợ người lao động, đặc biệt là người nghèo.
PV: Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, cần nhận diện thực tế và rủi ro của thị trường tài chính. Vậy theo ông, vấn đề mấu chốt cần tháo gỡ trong thị trường này ở thời điểm hiện tại là gì?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Có thể nói, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn chịu các tác động tiêu cực từ bên ngoài bao gồm chính sách tiền tệ thắt chặt của các quốc gia khác với việc tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Do đó, thị trường chứng khoán và tỷ giá của tiền đồng (VND) vẫn bị tác động bởi mặt bằng lãi suất của đồng Dollar và chính sách tiền tệ của FED.
Với thị trường bảo hiểm, trong những tháng vừa qua, thị trưởng này, đặc biệt là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chịu nhiều tác động tiêu cực của nhiều lùm xùm về tính minh bạch của các gói bảo hiểm.
Riêng đối với thị trường trái phiếu, mặc dù Chính phủ cố gắng phục hồi thị trường trái phiếu bằng Nghị định 08 bổ sung Nghị định 65 về phát hành trái phiếu riêng lẻ, nhưng đã không đánh trúng đích là tái lập lại niềm tin cho nhà đầu tư. Cần phải nhìn thằng vào thực tế, chúng ta chưa có động thái mạnh mẽ để phục hồi niềm tin, những quy định được sửa đổi chỉ mang tính chất vỗ về.
Do vậy, từ nay đến cuối năm thị trường này vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi nhiều trái phiếu đến hạn trả nợ nhưng khó có khả năng chi trả.
Như vậy, có thể thấy thị trường tài chính đều chưa có dấu hiệu lạc quan lắm ở 6 tháng cuối năm.
PV: Trước những rủi ro nêu trên, ông có kiến nghị gì để tổng thể thị trường tài chính phát triển tích cực, lành mạnh hơn trong những tháng cuối năm và tiếp tục đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vấn đề quan trọng nhất là làm sao có thể cứu vãn được các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp tiếp đóng cửa, người lao động mất việc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, có thể gây ra các vấn đề bất ổn xã hội.
Tôi cho rằng, vấn đề ưu tiên lúc này là hỗ trợ 2 phía, hỗ trợ doanh nghiệp có vốn để hoạt động và hỗ trợ người dân và nâng tổng cầu. Vấn đề đầu tiên là NHNN cần thanh tra các ngân hàng để uốn dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tránh để ngân hàng hỗ trợ sâu sau, lợi ích nhóm của mình.
Việc thứ hai, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chương trình an sinh xã hội. Việc giảm thuế VAT còn 8% là tốt nhưng cần giảm thêm nữa và thời gian áp dụng giảm ít nhất là giảm 2 năm.
Cuối cùng là thúc đầy đầu tư có vốn nước ngoài FDI. Vốn FDI đang trong xu hướng giảm do những biến động trong kinh tế toàn cầu. Chính phủ cần có những biện pháp thiết thực để khuyến khích và thúc đẩy vốn FDI qua việc cải thiện những thủ tục hành chính cho đầu tư nước ngoài và triệt để tiêu trừ hiện tượng tham nhũng, nhũng nhiễu tại các cơ quan cấp phép và quản lý.
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Ba công ty phát điện thuộc EVN kinh doanh ra sao trong năm 2022? Cả 3 tổng công ty phát điện thuộc EVN đã công bố báo cáo tài chính năm 2022. Theo đó, Tổng Công ty phát điện ... |
Kinh doanh “bết bát”, toàn bộ thành viên HĐQT Bamboo Airways xin từ nhiệm Năm thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) vừa có đơn xin từ nhiệm gồm các ... |
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam (Gas South) đặt kế hoạch kinh doanh "đi lùi" Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam (Gas South) đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh ... |