5 vấn đề nổi cộm khi Tổ công tác về bất động sản làm việc với các địa phương
Chiều 1/12, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, thông tin về hoạt động của Tổ công tác rà soát các khó khăn, vướng mắc đối với thị trường bất động sản sau khi thành lập, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Tổ công tác đã họp và làm việc với TP.HCM, Hà Nội và một số doanh nghiệp lớn để lắng nghe khó khăn, vướng mắc.
Quá trình làm việc, nổi lên một số vấn đề, khó khăn vướng mắc liên quan đến thể chế, trong đó khó khăn được nhiều ý kiến phản ánh nhất liên quan đến pháp luật đất đai, về giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đấu giá đất, đấu thầu dự án sử dụng đất.
Thứ hai là khó khăn, vướng mắc về trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng dự án nhà ở, dự án khu đô thị.
Thứ ba là về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề về nguồn vay tín dụng, vay trái phiếu đến hạn phải trả.
Thứ tư là khó khăn về triển khai giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phát triển nhà ở tại các địa phương.
Ngoài ra còn một số khó khăn, vướng mắc về thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh |
Trước thực trạng trên, Tổ công tác đã trao đổi trực tiếp với địa phương và doanh nghiệp, hướng dẫn về mặt thực thi thể chế, đồng thời phối hợp với địa phương phân loại khó khăn vướng mắc, xác định thẩm quyền giải quyết từng nhóm vấn đề.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như đầu tư dàn trải thì doanh nghiệp phải chủ động xử lý, cơ cấu lại đầu tư. Còn vướng mắc thuộc thẩm quyền địa phương thì Tổ công tác rà soát, đề nghị địa phương khẩn trương triển khai phê duyệt dự án, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Các kiến nghị của doanh nghiệp cũng được Tổ công tác phân loại, sàng lọc nội dung, gửi trực tiếp cho các địa phương, đôn đốc địa phương giải quyết, không chỉ tại Hà Nội, TPHCM mà cả các địa phương khác.
Đối với một số nội dung vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Tổ công tác phân loại nhóm lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ, như vấn đề vấn đai thì giao Bộ Tài nguyên và Môi trường; vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá kỹ, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tháo gỡ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian tới, Tổ công tác sẽ tiếp tục làm việc với 5 thành phố trực thuộc trung ương, một số địa phương có dự án bất động sản lớn đang triển khai để đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Bên cạnh đó, Tổ công tác sẽ tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp để nắm bắt đầy đủ thông tin, đề xuất, kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng có hai khó khăn lớn nhất là thủ tục về đất đai và thứ hai là nguồn tín dụng.
Theo ông Sơn, trong các giải pháp Thứ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra, có giải pháp sắp tới cần tập trung là rà soát các phân khúc thị trường, tập trung vào nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Như vậy, bằng những giải pháp đó, thị trường bất động sản sẽ dần được khắc phục.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý một số chủ đầu tư các dự án bất động sản hiện đang để giá bán cao. Do đó, các chủ đầu tư cần tìm cách hạ giá nhà xuống mức hợp lý hơn để người dân sẽ bỏ tiền ra mua. Đây cũng là cách “giải cứu” các chủ đầu tư.
Ngày 17/11, Thủ tướng quyết định thành lập Tổ công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP.Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành. Tổ công tác do Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh làm tổ phó và các thứ trưởng bộ ngành khác làm thành viên. |
Các tin khác

Những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp giữ chân được người lao động

Năm 2025 dự ước cần khoảng 63.000 người lao động ngành logistics

Cải cách tiền lương là nhiệm vụ hết sức cấp bách

Khánh Hòa: Người lao động bị thu hồi đất ở đô thị mới Cam Lâm sẽ được đào tạo việc làm

Người lao động bị giảm thời gian, ngưng việc hoặc mất việc được hỗ trợ bao nhiêu tiền?

Giải bài toán đào tạo nghề, tăng thu nhập cho người lao động

Novaland: Năm 2022 kinh doanh sa sút, cắt giảm nhân sự, nợ lương nhân viên

Nhu cầu an cư của người thu nhập thấp, người lao động tác động như thế nào đến BĐS?

Đô thị Kinh Bắc (KBC): Nợ hơn 7 tỷ đồng tiền lương, thưởng và phúc lợi của nhân viên

Bảo hiểm xã hội TP.HCM công bố danh sách gần 1.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Thủ tướng: 3 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đáp ứng nhu cầu thiết thực của công nhân

2 quý đầu năm sẽ thiếu lao động cục bộ ở phía Nam và miền Trung
Những chính sách về bảo hiểm xã hội, chứng chỉ ngoại ngữ có hiệu lực từ tháng 2

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh tháng đầu năm

Chính phủ chỉ đạo khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Thu nhập bình quân người giàu cao gấp 8 lần người nghèo

Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2022

Logistics ở ĐBSCL phập phù gây khó xuất khẩu gạo, cuối cùng nông dân là người chịu thiệt

Nửa đầu năm 2022, vận tải hàng không, đường biển tăng trưởng mạnh tới 50%
