Biện pháp áp trần giá dầu đang khiến Nga thiệt hại hơn 170 triệu USD/ngày
Mức doanh thu sụt giảm có thể lên ngưỡng 280 triệu USD/ngày khi mà các biện pháp áp trần được mở rộng với cả các sản phẩm khác nữa từ ngày 5/2/2023, theo trung tâm nghiên cứu về năng lượng và không khí sạch.
Nghiên cứu này giúp mang đến thêm bằng chứng về việc biện pháp áp trần của chính phủ các nước công nghiệp phát triển G7 và các biện pháp trừng phạt liên quan của Liên minh châu Âu (EU) đang gây tổn hại đến Moscow như thế nào. Sản phẩm dầu của Nga hiện đang được bán chưa bằng nửa so với giá quốc tế.
“Quy định cấm dầu của EU và biện pháp áp trần giá dầu cuối cùng cũng đã được áp dụng và ảnh hưởng lớn như kỳ vọng”, chuyên gia phân tích tại CERA – bà Lauri Myllyvirta phân tích.
Tổ chức nghiên cứu này nói rằng EU cần phải siết chặt chính sách hơn nữa với Moscow. Việc áp trần giá dầu xuống thấp hơn nữa, chỉ còn từ 25 đến 35USD/thùng từ mức 60USD/thùng hiện nay sẽ vẫn ở trên ngưỡng chi phí sản xuất và vận tải của Nga, tuy nhiên sẽ làm giảm doanh thu hơn nữa, thêm ước tính 100 triệu euro/ngày, theo CREA.
“Thực sự cần hạ mức giá trần xuống ngưỡng để sản xuất năng lượng thực sự không còn có thể có lãi và đồng thời nó hạn chế luôn lượng dầu và khí đốt nhập khẩu còn lại từ Nga”, bà Myllyvirta.
Dù rằng nhiều người đang bàn đến khả năng hạ trần giá dầu của Nga hơn nữa, hiện vẫn đang tồn tại khả năng Nga có thể cắt giảm sản lượng luân phiên, điều mà Nga từng đe dọa, nếu khả năng này xảy ra, giá dầu sẽ bị đẩy tăng cao. Nga luôn tìm các biện pháp để đối đầu lại các biện pháp hạn chế giá cả, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga sẽ có thể chịu thiệt hại hơn nữa khi mà nhiều loại sản phẩm dầu chủ chốt khác của Nga cũng chính thức chịu lệnh cấm từ EU vào ngày 5/2/2023. Kết quả, nhóm này kết hợp với G-7 trong việc áp trần giá với sản phẩm dầu từ Nga. Bất kỳ ai muốn sử dụng dịch vụ của phương Tây, ví như sản phẩm bảo hiểm chuẩn của ngành, sẽ bắt buộc phải tuân thủ quy định trần giá dầu 60USD/thùng.
Cho đến nay, Nga đã bán ước tính khoảng 3,1 tỷ euro dầu dưới giá trần.
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba khi mà chính phủ Mỹ công bố dự báo tiêu thụ dầu năm sau sẽ lập kỷ lục còn đồng USD duy trì ở ngưỡng thấp nhất trong 7 tháng.
Tiêu thụ loại nhiên liệu hóa lỏng này dự báo sẽ đạt 102,2 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2024, chủ yếu bởi nhu cầu tại một số nước tiêu thụ lớn trên thế giới như Ấn Độ hay Trung Quốc tăng cao, nó phản ánh cho những xu thế thay đổi trong hoạt động kinh tế, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Quốc tế (IEA) nhấn mạnh trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 45 cent tương đương 0,6% lên 80,10USD/thùng trên thị trường London. Còn trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đóng cửa phiên tăng 49 cent tương đương 0,6% lên 75,12USD/thùng.
Thị trường năng lượng toàn cầu phiên ngày thứ Ba đồng thời chờ đợi việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo rõ ràng về kế hoạch nâng lãi suất sau khi chủ tịch Fed tránh bình luận về chính sách tiền tệ và nền kinh tế trong cuộc họp gần nhất. Giới đầu tư hiện đang trông chờ vào diễn biến chỉ số CPI của Mỹ dự kiến được công bố vào ngày thứ Năm để biết về triển vọng ngắn hạn.
Số liệu công bố vào ngày thứ Năm có thể cho thấy rõ ràng đường hướng của thị trường tài chính và dầu trong nhiều tuần sắp tới, chuyên gia môi giới thuộc công ty môi giới năng lượng PVM – ông Tamas Varga nhận định.
Ông Varga công bố đồng USD sẽ có thể giảm nếu lạm phát thấp hơn so với kỳ vọng hoặc thấp hơn ngưỡng của tháng 11/2022.
Hiện tại, đồng USD đang giao dịch quanh ngưỡng thấp nhất trong 7 tháng. Đồng USD yếu có thể làm tăng nhu cầu dầu khi mà giá cả các loại hàng hóa được định giá bằng đồng USD trở nên rẻ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
Thống đốc Fed Michelle Bowman nói rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ phải nâng lãi suất lên mức cao hơn nữa nhằm kiềm chế lạm phát và nhiều khả năng sẽ khiến cho thị trường việc làm chịu ảnh hưởng.