Biện pháp áp trần giá dầu Nga của châu Âu có thể sẽ chỉ mang tính “hình thức”?
Chính phủ các nước EU đã đối đầu về mức giá và nhiều chi tiết được chính phủ các nước G7 đưa ra. Việc áp giá trần nằm trong nỗ lực của phương Tây đến việc siết nguồn cung dầu của Nga như biện pháp trừng phạt cho việc Nga đã để leo thang xung đột Nga – Ukraine. Với chương trình này, G-7 và Australia đặt kế hoạch cấm cung cấp dịch vụ hàng hải cho hoạt động vận chuyển dầu Nga trừ khi dầu được bán dưới giá trần.
Các cuộc đối thoại của các thành viên trong nhóm dự kiến sẽ tiếp tục vào tối ngày thứ Sáu và trong cuối tuần này, tuy nhiên các quan chức EU cho biết họ cần thêm thời gian.
Ủy ban châu Âu (EC) và nhóm G-7 đã cố gắng áp trần giá dầu ở ngưỡng khoảng từ 60-70USD/thùng, ngưỡng này cao hơn ngưỡng giá dầu Nga đang bán ra thị trường.
Để có thể đi đến được kế hoạch cuối cùng, chính phủ của tất cả 27 nước thành viên EU cần phải đồng thuận về giá cả. G-7 đang chạy đua để áp mức giá trần trước ngày 5/12/2022 khi đó quy định cấm dầu Nga của EU chính thức có hiệu lực.
Giới chức tại Washington và các nước G-7 đang chờ đợi quyết định của EU và dự kiến khối này sẽ cần thêm thời gian mới hoàn tất được thỏa thuận. Các quan chức G-7 cho đến nay khá ủng hộ mức giá được EU nói đến.
Các quan chức Mỹ và đặc biệt Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã vận động tích cực để có mức giá trần này. Vào ngày thứ Năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với phóng viên rằng ông đã nói với bà Yellen về kế hoạch này và rằng nó đang được thực hiện.
Vào ngày thứ Sáu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã khẳng định đánh giá cao Ba Lan và các nước vùng Baltic về việc đã vận động về một mức giá dầu thấp. Ba Lan đã không ngừng kêu gọi việc áp trần giá dầu Nga ở mức khoảng 20 đến 30USD/thùng, mức mà theo quan chức Ba Lan là gần sát với chi phí sản xuất của Nga.
“Việc áp trần giá dầu ở mức khoảng 30USD/thùng dường như là một đề xuất khả thi. Và tôi cảm thấy biết ơn khi mà người ta đã đưa ra đề xuất đó và nó được ủng hộ”, ông nói trong bài phát biểu của mình.
Chính phủ của một số nước thành viên EU vốn có hoạt động hàng hải phát triển mạnh ví như Hy Lạp hay đảo Sip và Malta đã lo ngại rằng việc áp trần giá sẽ có thể gây tổn hại đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế của họ. Họ muốn giữ mức trần giá dầu cao nhất có thể, thậm chí chính trị gia nhiều nước đã vận động hành lang để có được cái mà họ muốn.
Vào ngày thứ Tư, chính phủ của ba nước EU đã khăng khăng rằng mức trần giá dầu Nga không nên thấp hơn ngưỡng 70USD/thùng, tuy nhiên vẫn có khả năng sẽ có những sự điều chỉnh.
Giá dầu của Nga đã giảm trong những ngày gần đây xuống ngưỡng 56USD/thùng, thấp hơn 28USD/thùng so với mức giá dầu Brent chuẩn, theo tính toán của S&P Global Commodity Insights.
Các quan chức Mỹ đã nói rằng việc áp trần giá dầu sẽ được xem xét thường xuyên và rằng nếu hệ thống này hoạt động có hiệu quả, mức giá sẽ có thể được điều chỉnh. Tuy nhiên nhiều chuyên gia của Mỹ khẳng định rằng việc áp trần giá dầu trên ngưỡng 60USD/thùng sẽ không thể làm giảm doanh thu của Kremlin.
“Nếu mức giá này được áp ở mức giá tương đương giá mà Nga đang bán dầu ra thị trường thế giới, vậy nó sẽ làm giảm nguồn thu của Nga bằng cách nào? Hy vọng rằng mọi chuyện mới chỉ ở giai đoạn ban đầu, phương Tây sẽ điều chỉnh nó khi tình hình nguồn cung toàn cầu bớt căng thẳng”, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại trung tâm chính sách năng lượng ở Colombia – ông Edward Fishman phân tích.