Cần sớm thí điểm dự án nhà ở thương mại để giấc mơ an cư gần hơn với người lao động
Thu nhập vợ chồng không quá 15 triệu đồng/tháng là một điều kiện để mua nhà ở xã hội |
Ảnh minh hoạ. |
Vì sao giá chung cư “dựng đứng”?
Trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, giá chung cư tăng mạnh, đặc biệt tại thị trường Hà Nội, TP.HCM. Trong thời gian vừa qua, giá chung cư đã đạt ngưỡng cao nhất trong lịch sử.
Theo dữ liệu tháng 1/2024 của chuyên trang Batdongsan.com.vn, căn hộ chung cư bình dân ở Hà Nội có giá trên dưới 30 triệu đồng/m2, tăng 2% so với tháng 12/2023, giá căn hộ trung cấp cũng tăng 2%, lên 30-50 triệu đồng/m2.
Tương tự ở TP.HCM, giá căn hộ chung cư bình dân tháng 1/2024 tăng tới 4%; giá chung cư trung cấp tăng 1% so với tháng 12/2023.
Theo nghiên cứu của NetCredit về thị trường bất động sản tại Hà Nội cho thấy, thành phố đang nằm trong top 10 thủ đô trên thế giới có giá nhà cao so với thu nhập bình quân người dân năm 2023. Giá nhà chung cư nội thành tăng đột ngột 77% trong năm qua, tương đương với 45 năm thu nhập bình quân của người lao động.
Theo chia sẻ của TS. Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp), Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (PACC) trên Báo Điện tử Chính phủ có nhiều nguyên nhân khiến nguồn cung căn hộ khan hiếm. Trong đó, một số nguyên nhân chính như các căn hộ giá rẻ, bình dân thiếu hụt khiến giá chung cư liên tục tăng cao, cộng với đó là việc tăng chi phí đầu vào từ vật liệu, nhân công, đến giá đất… trong khi đó nhu cầu về nhà ở của người dân ở các đô thị lớn vẫn rất cao, công tác chuẩn bị đầu tư các dự án bất động sản kéo dài, nhiều dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý.
Để giải quyết vấn đề này, theo TS. Trần Minh Sơn cần có các giải pháp căn cơ, trong đó có việc cần xử lý các vướng mắc pháp lý liên quan đến các dự án nhằm đảm bảo các dự án hiện đang vướng mắc có thể được triển khai nhằm tăng cường nguồn cung cho thị trường.
Đặc biệt, cần sớm thí điểm thực hiện Dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất khác. Trong đó, có việc thí điểm thực hiện nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất khác nhằm khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Báo cáo số 729/BC-UBTVQH15 ngày 17/01/2024 trong đó quy định về "Trường hợp cần thiết, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm trình cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác quy định của Luật".
Việc thí điểm trên căn cứ vào Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ, giải pháp "Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại" và phù hợp với ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Báo cáo số 729/BC-UBTVQH15 nêu trên.
Bên cạnh đó, nhằm chuẩn bị cho việc triển khai Luật Đất đai năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua, khắc phục hạn chế việc nhà đầu tư chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với 01 trường hợp "đất ở", hoặc nhà đầu tư đang có quyền sử dụng đất đối với 02 trường hợp "đất ở" hoặc "đất ở và đất khác" thì được sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
TS. Trần Minh Sơn kết luận, như vậy, việc sớm xây dựng dự thảo Đề án thí điểm trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác là rất cần thiết và còn có tính "kế thừa" các quy định phù hợp pháp luật và thực tiễn của Luật Đất đai năm 2013, đồng thời sẽ là giải pháp quan trọng để tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản ở Việt Nam, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản nhà chung cư.
Theo các chuyên gia bất động sản, nếu không cải thiện sớm nguồn cung, áp lực giá nhà tại các đô thị lớn sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024, thậm chí có thể kéo dài trong thời gian tới. Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong năm 2024, trong đó nỗ lực phấn đấu hoàn thành 130.000 căn hộ. |
6 yếu tố tác động đến thị trường bất động sản. |
Bỏ đề xuất mỗi người chỉ được bán, cho thuê 3-5 căn nhà một năm Trước đó, nhiều người lo lắng về đề xuất của Luật Kinh doanh bất động sản mỗi người chỉ được bán 3-5 căn nhà/năm có ... |
Chủ đầu tư nhà ở xã hội để bán được vay tối đa 70% tổng mức đầu tư, không quá 10 năm Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH). ... |
Cận cảnh nhà ở xã hội mở bán cho công nhân Đà Nẵng, thấp nhất gần 747 triệu đồng/căn Theo thông báo của Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, cho bán 196 căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) tại tòa nhà CT05, CT08 ... |