Tiền lương đóng BHXH thay đổi ra sao khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7? |
Ảnh minh hoạ. |
Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 135/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong DN.
Theo đó, kế hoạch bao gồm xây dựng Tờ trình về các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tác động khi cải cách tiền lương đến chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; trong đó có xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định chính sách tiền lương mới đối với khu vực DN...
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định chính sách tiền lương mới đối với khu vực DN, cụ thể là điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia theo quy định của Bộ luật Lao động; ban hành Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với các DN nhà nước.
Về việc tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ (Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương) chủ trì, phối hợp với Bộ LĐTB&XH, các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Tờ trình của Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị về các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tác động khi cải cách tiền lương đến chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, trình Ban cán sự đảng Chính phủ trong tháng 2/2024.
Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ LĐTB&XH xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sau khi có Kết luận của Bộ Chính trị về các nội dung của chế độ tiền lương mới; tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới.
Giao Bộ LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Báo cáo các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới đối với khu vực DN, tác động khi cải cách tiền lương đến chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, đầu tháng 2/2024 hoàn thành.
Đồng thời, yêu cầu Bộ LĐTB&XH xây dựng 2 Nghị định của Chính phủ về: Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, thời gian hoàn thành trong năm 2024; Nghị định của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong DN nhà nước.
Cùng với đó là xây dựng các văn bản quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội cho phù hợp với chế độ tiền lương mới. Và, xây dựng Báo cáo các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới đối với khu vực DN, tác động khi cải cách tiền lương đến chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, hoàn thành đầu tháng 2/2024.
Trước đó, ngày 20/12/2023, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp Hội đồng về phương án tăng lương tối thiểu năm 2024 và thống nhất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2024. Cụ thể:
Mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng, tăng 6%, từ ngày 1/7/2024:
+ Vùng I tăng từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng (tăng 280.000 đồng);
+ Vùng II tăng từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);
+ Vùng III tăng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860.000 đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);
+ Vùng IV tăng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).
Mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6%, từ ngày 1/7/2024:
+ Vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ;
+ Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ;
+ Vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ;
+ Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Nghị quyết Quốc hội nêu rõ về thực hiện chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024. Đồ họa: THANH TÂM. |
Ngân hàng thưởng Tết 2024 phân hoá rõ rệt: Nơi 4 tháng lương, chỗ không có Trong bối cảnh kết quả kinh doanh năm 2023 của ngành Ngân hàng có sự sụt giảm rõ rệt, mức thưởng Tết của các nhà ... |