Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Nasdaq tăng 0,95% và đóng cửa ở mức 11.621,71 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,25% và đóng cửa tại mức 4.070,56 điểm; chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 28,67 điểm tương đương 0,08% lên 33.978,08 điểm.
Tất cả ba chỉ số có tuần tăng điểm và nhiều khả năng đang hướng tới tăng điểm nguyên tháng 1/2022. Chỉ số cổ phiếu công nghệ tăng 4,32% và khép lại 4 tuần tăng điểm. Chỉ số nhiều khả năng sẽ có tháng tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 7/2022. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones tăng lần lượt 2,47% và 1,81% trong tuần.
Mùa công bố kết quả kinh doanh tại Mỹ vẫn tiếp diễn, cổ phiếu American Express tăng vọt đến 10,5% bởi dự báo kết quả lợi nhuận. Cổ phiếu một số doanh nghiệp sản xuất chip tăng dù rằng cổ phiếu Intel giảm sâu đến hơn 6% bởi kết quả kinh doanh gây thất vọng.
Cổ phiếu Tesla tăng 11% trong phiên ngày thứ Sáu và đã tăng hơn 33% trong tuần sau khi doanh nghiệp này công bố kết quả kinh doanh cao kỷ lục. Cổ phiếu hãng xe điện này có tuần tăng mạnh nhất tính từ tháng 5/2013.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường đã phá vỡ xu thế sụt giảm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,5% còn chỉ số S&P 500 tăng 5%, chỉ số Nasdaq tăng 11%.
“Chúng ta đang đến những giai đoạn cuối cùng của tháng 11/2022 trong bối cảnh lạm phát leo thang và nền kinh tế hiện đang hướng đến điểm này. Chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi những khó khăn. Chúng ta sẽ đón nhận thông điệp chính sách từ Fed vào tuần tới và họ vẫn muốn “dội nước lạnh” lên đợt tăng lần này.
Nhà đầu tư đón nhận thêm thông tin kinh tế trong ngày thứ Sáu trước thềm cuộc họp chính sách của Fed. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân, loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, cho thấy giá cả tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, theo công bố của Bộ Thương mại Mỹ, đồng thời mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng cá nhân như vậy cũng đúng với dự báo của Dow Jones. Chỉ số giá tiêu dùng này được Fed rất quan tâm trong các quyết định chính sách của cơ quan.
Báo cáo GDP Mỹ công bố vào ngày thứ Năm cũng giúp tạo ra nhiều hy vọng vào khả năng Fed sẽ có thể xử lý tốt để kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm”.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý cuối cùng của năm 2022, như vậy kinh tế Mỹ rõ ràng đã hạ nhiệt theo đúng kỳ vọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong nỗ lực để kiềm chế lạm phát mà không gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế tuy nhiên cảnh báo rằng hiện đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt liên quan đến việc nhu cầu tiêu dùng trong nhóm người tiêu dùng Mỹ yếu đi, nó cũng cho thấy suy thoái kinh tế hiện vẫn đang là rủi ro lớn trong năm nay.
Trong quý cuối năm 2022, GDP tại Mỹ tăng trưởng ở tốc độ 2,9%, giảm đáng kể so với con số 3,2% của quý 3/2022. Báo cáo riêng biệt về thị trường lao động công bố vào ngày thứ Năm cũng cho thấy kinh tế Mỹ đang tăng trưởng vững vàng chứ không phải bên bờ vực suy giảm, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu bất ngờ giảm.
Đối với Fed, sau khi nâng lãi suất mạnh tay nhất trong hơn 1 thế hệ trong năm vừa qua, số liệu tăng trưởng GDP mới nhất cho thấy nhiều khả năng kinh tế Mỹ vẫn có thể hạ cánh mềm, đó là kịch bản mà chính sách tiền tệ thắt thặt hạ nhiệt chi tiêu tiêu dùng và giảm lạm phát, tuy nhiên nó tránh siết chặt nền kinh tế đến mức tạo ra các đợt sa thải nhân công trên diện rộng.
“Kinh tế Mỹ đang chững lại, tuy nhiên số liệu GDP tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng đang làm giảm nỗi sợ suy thoái trong cùng lúc đó”, theo chuyên gia phân tích thị trường tại City Index – ông Fawad Razaqzada. Cũng theo ông Razaqzada, các chuyên gia gọi đó là tình huống bế tắc và nó sẽ tích cực với các tài sản rủi ro.
Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh đến nhiều con số trong báo cáo kinh tế vào ngày thứ Năm: đó là những thông tin liên quan đến tiêu dùng cá nhân, cho đến nay là động lực quan trọng nhất của kinh tế Mỹ. So với quý liền trước, GDP Mỹ tăng trưởng 2,1% trong quý 4/2022, thấp hơn kỳ vọng của giới chuyên gia. Một chỉ báo khác về nhu cầu nhầm, tức là doanh số bán hàng cho người mua hàng nội địa, sau khi điều chỉnh với lạm phát, tăng chỉ 0,8%.
“Khi chúng ta nhìn vào những gì xảy ra với người tiêu dùng, vốn là “xương sống” của kinh tế Mỹ, chúng ta đang chứng kiến sự suy giảm về động lực”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Stifel Nicolaus & Co – bà Lindsey Piegza nói với Bloomberg TV.