Chứng khoán Mỹ trái chiều sau diễn biến mới từ Trung Quốc
Nasdaq là chỉ số duy nhất trong ngày kết thúc trong trạng thái tăng điểm bởi cổ phiếu Tesla tăng đến 6%. Chỉ số cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ đóng cửa phiên tăng 66,36 điểm tương đương 0,6% lên 10.635,65 điểm.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 112,96 điểm tương đương 0,3% và đóng cửa phiên ở mức 33.157,65 điểm khi mà nhiều cổ phiếu phòng thủ như Merck và Johnson & Johnson giảm điểm gây sức ép lên chỉ số. Chỉ số S&P 500 giảm 0,1% xuống 3.892,09 điểm, tuy nhiên việc cổ phiếu nhóm ngành công nghệ tăng điểm đã giúp mức độ sụt giảm của chỉ số giảm đi.
“Thị trường trong năm 2023 dường như lạc quan hơn so với thời điểm cuối năm 2022”, trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Independent Advisor Alliance – ông Chris Zaccarelli nhận xét. Cũng theo ông Zaccarelli, phiên giao dịch mới nhất là một trong những phiên mà bạn có thể chứng kiến tăng trưởng giá trị tốt, tâm lý lạc quan trở lại sẽ giúp cho thị trường chứng khoán trong năm nay.
Diễn biến phiên giao dịch ngày thứ Hai diễn ra sau một tuần giao dịch ngắn ngủi với cả ba chỉ số, chỉ số Dow Jones và S&P 500 có tuần tăng điểm tốt nhất tính từ tháng 11/2022. Cả ba chỉ số này tăng điểm nhờ những thông tin về dữ liệu lao động và dịch vụ giúp củng cố cho những hy vọng về khả năng nền kinh tế sẽ suy giảm ở mức độ đủ mạnh đến khiến Fed thay đổi định hướng chính sách tiền tệ.
Phiên giao dịch ngày thứ Hai là phiên giao dịch thứ 5 trong năm 2023, nó khiến cho nhiều người nhớ lại quy luật phổ biến trên phố Wall rằng thị trường sẽ kết thúc năm tăng điểm nếu cổ phiếu tăng điểm tốt trong 5 ngày giao dịch đầu của năm. Chỉ số S&P 500 đã chốt phiên tăng điểm trong 83% của những năm có 5 ngày đầu tăng điểm, mức tăng trung bình đạt 14%, theo tính toán của Stock Trader’s Almanac. Chỉ số tăng 1,1% trong 5 ngày giao dịch đầu của năm 2023.
Trong tuần, chỉ số sẽ theo dõi diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2022 dự kiến công bố vào ngày thứ Năm và lợi nhuận doanh nghiệp công bố ngày thứ Sáu.
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu tăng hơn 1% sau khi giới chức Trung Quốc công bố mở cửa biên giới đã giúp làm tích cực hơn triển vọng tiêu thụ nhiên liệu đồng thời nó làm át đi những nỗi lo về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đợt tăng của giá dầu lần này là một phần trong xu thế tâm lý chuộng rủi ro tăng lên từ quá trình mở cửa của nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và những hy vọng vào khả năng các đợt nâng lãi suất nhẹ tay hơn sẽ giúp thị trường chứng khoán tăng điểm, đồng USD giảm giá.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 1,08USD/thùng tương đương 1,4% lên 79,65USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 86 cent tương đương 1,2% lên 74,63USD/thùng.
“Quá trình mở cửa dần dần của kinh tế Trung Quốc sẽ mang đến yếu tố hỗ trợ bổ sung quan trọng cho giá dầu”, chuyên gia môi giới dầu tại PVM – ông Tamas Varga nhận định.
Việc giá dầu tăng diễn ra sau khi giảm đến 8% vào tuần trước, đây là tuần giảm mạnh nhất của giá dầu tính từ đầu năm 2016.
Như một phần trong cuộc chiến chống lại COVID-19, giới chức Trung Quốc vào cuối tuần qua đã mở cửa biên giới lần đầu tiên trong 3 năm. Tại nội địa, các chuyên gia dự báo người Trung Quốc sẽ thực hiện ước tính khoảng 2 tỷ chuyến đi trong dịp Tết Nguyên đán, cao gần gấp đôi so với năm ngoái và đạt hơn 70% so với ngưỡng của năm 2019, chính quyền Bắc Kinh cho hay.
Trong những diễn biến liên quan, giới chức Trung Quốc mới đây đã công bố đợt nhập khẩu dầu thứ 3 của năm 2023, theo những nguồn tin được Reuters công bố, như vậy tổng nhập khẩu dầu đến thời điểm này của năm 2023 đã cao hơn đến 20% so với cùng kỳ năm ngoái.