Cổ phiếu ngân hàng đang được định giá thấp, có nên đầu tư?
Mặc dù hoạt động an toàn, hiệu quả, nhưng cổ phiếu ngành ngân hàng năm 2022 lại nhiều nốt trầm. Cụ thể, nhiều mã giảm mạnh từ 30% - 40% giá trị so với đầu năm, gồm: MBB, OCB, HDB, BAB, MSB, VIB, TCB, SHB và TPB.
Theo thống kê các ngân hàng niêm yết trên HOSE và HNX, những mã cổ phiếu đang có tỷ lệ P/B dưới 1 lần, gồm: SHB (0,72); TCB (0,85); MSB (0,92); OCB (0,93).
Trong đó, SHB và TCB là những mã cổ phiếu có tỷ lệ P/B thấp nhất ngành đều có một số đặc điểm chung. Thứ nhất, đây là 2 ngân hàng thuộc Top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Thứ hai, 2 ngân hàng này thuộc top lợi nhuận tăng trưởng cao nhất trong hệ thống ngân hàng trong năm 2022. Thứ ba, tỷ lệ hệ số an toàn CAR đều ở mức cao trên 11%. Thứ tư, giá cổ phiếu TCB và SHB đều giảm mạnh khoảng 48% trong năm 2022. Thứ năm, 2 ngân hàng này nằm trong Top 8 ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam và cùng nằm trong bảng xếp hạng 500 ngân hàng đứng đầu thế giới về giá trị thương hiệu năm 2023 (do Công ty tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance).
Tỷ lệ P/B của các ngân hàng niêm yết trên HOSE và HNX |
Đánh giá về triển vọng cổ phiếu ngân hàng năm 2023, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán (CTCK) Yuanta cho rằng, ngân hàng sẽ là nhóm ngành dẫn dắt đà tăng của thị trường tới đây. Ông nhận định đây là nhóm có sức khỏe tốt nhất, vốn hóa lớn nhất thị trường, đủ mạnh để dẫn dắt xu hướng. Hiện tại, nhóm ngân hàng có thể thay thế các nhóm cổ phiếu khác như bất động sản.
Theo ông, trong bối cảnh tỷ lệ P/B của nhiều ngân hàng đang loanh quanh trên dưới mức 1 lần, nghĩa là định giá của nhóm này đang khá hấp dẫn.
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) phân tích, đợt sụt giảm mạnh của thị trường trong năm 2022 đã đưa giá cổ phiếu ngân hàng về vùng hấp dẫn. Theo đó, hồi cuối tháng 11/2022, cổ phiếu ngành ngân hàng được giao dịch với chỉ số giá/thu nhập (P/E) ở mức 7,1 lần và giá/giá trị sổ sách (P/B) là 1,3 lần, thấp hơn lần lượt 38,1% và 29,6% so với trung bình lịch sử giai đoạn 2010-2022. Thị trường chứng khoán sau đó đã hồi phục nhưng giảm lại trong phần lớn thời gian tháng 12/2022 và các cổ phiếu ngân hàng cũng chịu áp lực giảm. Do vậy, các chỉ số P/E và P/B của nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn ở quanh vùng thấp lịch sử.
Công ty này cũng có những nhận định về thị trường chứng khoán năm 2023 trở nên hấp dẫn và sẽ thu hút thêm dòng vốn ngoại quay trở lại. Cụ thể, năm 2023, VN-Index sẽ đạt 1.217 điểm với mức tăng trưởng lợi nhuận là 12,8% và P/E là 11,3x. Kịch bản cơ sở của ACBS dựa trên hai giả định: khả năng phục hồi của ngành Ngân hàng nhờ chất lượng tài sản và NIM duy trì ổn định và lạm phát trong tầm kiểm soát giúp Chính phủ có nhiều dư địa để xúc tiến đầu tư công, qua đó, thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng cùng các ngành liên quan như logistics, khu công nghiệp. Vốn được bơm vào nền kinh tế thông qua chi tiêu công sẽ giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống và giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, trong năm 2023 dù khó khăn phía trước nhưng ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục “vượt bão” mang lại cơ hội lựa chọn và tích lũy cổ phiếu và nắm giữ dài hạn cho hành trình phục hồi và tăng trưởng trở lại từ năm 2024.
Từ đó, chuyên gia nhận định, thời điểm giá hiện tại, ngành ngân hàng Việt Nam đang trở nên vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn, đặc biệt trong giai đoạn 2023 – 2025 khi thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng được nâng hạng lên "Thị trường mới nổi" bởi FTSE và MSCI. Như vậy, mức sinh lời bình quân 34% mỗi năm mà cổ phiếu ngân hàng Việt Nam từng mang lại cho nhà đầu tư trong giai đoạn 2019–2021 rất nhiều khả năng sẽ được lặp lại trong giai đoạn 3 năm tới. Trong ngắn hạn, các thay đổi về chính sách và tình hình vĩ mô diễn biến theo hướng khởi sắc sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng.