Công ty Đầu tư và Dịch vụ Cảng Hàng không Việt Nam (ASV) nợ đóng bảo hiểm hơn 2,4 tỷ đồng
Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Cảng Hàng không Việt Nam chậm đóng bảo hiểm xã hội 8 tháng với số tiền hơn 2,4 tỷ đồng. Số liệu chậm đóng tính đến hết ngày 30/9/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 08/10/2024. Ảnh minh họa, nguồn: ASV. |
Cụ thể, công bố của Bảo hiểm Xã hội TP. HCM thể hiện, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Cảng Hàng không Việt Nam chậm đóng bảo hiểm xã hội 8 tháng với số tiền hơn 2,4 tỷ đồng. Số liệu chậm đóng tính đến hết ngày 30/9/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 08/10/2024.
Nhịp sống Doanh nghiệp ghi nhận, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Cảng Hàng không Việt Nam thành lập năm 2015, trụ sở tại tòa nhà Hà Đô, số 60 Trường Sơn, quận Tân Bình, TP. HCM.
Ông Nguyễn Duy Hưng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, người đại diện pháp luật doanh nghiệp.
Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Cảng Hàng không Việt Nam có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, tại lần thay đổi thông tin về doanh nghiệp gần nhất ngày 10/04/2024.
Công ty có 5 chi nhánh, gồm: Chi nhánh Hải Phòng - Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi; Chi nhánh Bình Định - Cảng hàng không Phù Cát; Chi nhánh Thanh Hóa - Cảng hàng không Thọ Xuân; Chi nhánh Phú Quốc - Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc; Chi nhánh Cam Ranh - Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh.
Tại website, Công ty tự giới thiệu chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách theo hợp đồng và taxi tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ F&B và quầy bán hàng lưu niệm, nhà hàng ăn uống tại các chi nhánh của Công ty ở các sân bay; quảng cáo trong sân bay; dịch vụ bán vé máy bay; dịch vụ VVIP Fast Track – checkin; dịch vụ tour du lịch.
Thông tin về Công ty được công khai trên website. Nguồn: Ảnh chụp màn hình website ASV. |
Xe taxi ASV. Nguồn: Website ASV. |
Chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHTN) thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 17 Luật BHXH 2014.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Khi doanh nghiệp chậm đóng BHXH thì người lao động sẽ bị thiệt hại về quyền lợi. Cụ thể, BHYT của người lao động sẽ bị cắt nếu doanh nghiệp nợ tiền BHXH quá 30 ngày. Người lao động khi đi khám chữa bệnh trong thời gian này sẽ không được chi trả các quyền lợi của BHXH; người lao động sẽ không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản.
Khi nghỉ việc thì người lao động cũng không chốt được quá trình tham gia BHXH, BHTN của mình.
Xem thêm: Công ty nợ BHXH, lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản không?
Cách tính mức đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo luật mới nhất Sau khi mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng tăng từ 1/7/2024 kéo theo mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thất ... |