Cách tính mức đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo luật mới nhất
Hơn 1,1 triệu người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 |
Ảnh minh hoạ. |
Nghị định 73/2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định 74/2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, lương cơ sở tăng từ sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng và mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ tăng 6% so với trước ngày 1/7.
Việc tăng hai mức lương cơ sở và lương tối thiểu đồng tác động lớn đến mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm quy định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Tuy nhiên, đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động tại vùng I là 4.960.000 đồng x 5 = 24.800.000 đồng /tháng; vùng II là 4.410.000 đồng x 5 = 22.050.000 đồng/tháng; vùng III là 3.860.000 đồng x 5= 19.300.000 đồng/tháng; vùng IV là 3.450.000 x 5 = 17.250.000 đồng/tháng.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 2,34 triệu đồng x 5= 11,7 triệu đồng/ tháng.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc Làm 2013 được chia thành 2 loại đều là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tuy nhiên khác nhau về mức đóng tối đa. Cụ thể như sau:
- Đối với nhóm người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: mức đóng tối đa cho trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở là bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: mức đóng tối đa mức cho trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng là bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước mức đóng tối đa đối tại vùng I là 4.960.000 đồng x 20= 99.200.000 đồng; Vùng II là 4.410.000 đồng x 20= 88.200.000 đồng/tháng; Vùng III là 3.860.000 đồng x 20 = 77.200.000 đồng/tháng; vùng IV là 3.450.000 x 20 = 69.000.000 đồng/tháng.
Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước mức đóng tối đa là 2,34 triệu đồng x 20= 46,8 triệu đồng.
Thêm trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15/2/2024 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), khoản 4 điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm một trường hợp được tính bảo ... |