Đông Nam Á có thể hưởng lợi nhiều nhất khi khách Trung Quốc trở lại

07/01/2023 12:52 Thế giới Thanh Hà
Những nền kinh tế du lịch của Đông Nam Á sẽ hưởng lợi hàng đầu từ việc Trung Quốc mở cửa bởi không yêu cầu du khách Trung Quốc xét nghiệm COVID-19.
Đông Nam Á có thể hưởng lợi nhiều nhất khi khách Trung Quốc trở lại
Ngành du lịch Đông Nam Á đang chuẩn bị chào đón du khách Trung Quốc trở lại. Ảnh: AFP

Trung Quốc, đất nước 1,4 tỷ dân, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mở cửa biên giới từ 8/1. Động thái này hứa hẹn dẫn tới làn sóng du khách đi du lịch nước ngoài sau 3 năm quy định nghiêm ngặt.

Nhà kinh tế học Song Seng Wun của CIMB nhận định, khách du lịch Trung Quốc sẽ chọn những phương án “ít rắc rối nhất” và hướng đến những điểm đến không yêu cầu xét nghiệm COVID-19, điều này sẽ mang lại lợi ích cho Đông Nam Á.

“Các sân bay trong khu vực càng bận rộn thì càng tốt cho nền kinh tế của họ" - ông nói.

Trong khi Australia, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ... yêu cầu xét nghiệm COVID-19 âm tính với khách du lịch từ Trung Quốc, thì các nước Đông Nam Á, từ Campuchia đến Indonesia và Singapore, đều không có quy định này.

Ngoại trừ việc Malaysia và Thái Lan xét nghiệm nước thải trên máy bay để phát hiện virus, 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sẽ đón du khách đến từ Trung Quốc như các quốc gia khác.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim khẳng định: “Chúng tôi không có lập trường phân biệt đối xử với bất kỳ quốc gia nào".

Theo cuộc khảo sát do ITB China công bố tháng 12./2022, có tới 76% công ty du lịch Trung Quốc xếp Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu khi du lịch nước ngoài được nối lại.

Ảnh: AFP
Những nền kinh tế du lịch của Đông Nam Á sẽ là bên hưởng lợi hàng đầu khi Trung Quốc mở cửa và lượng khách đi du lịch tăng lên. Ảnh: AFP

Đông Nam Á có nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, trong đó du khách Trung Quốc từng chiếm phần lớn trong lượng khách ở đây. Các bãi biển, trung tâm thương mại và sòng bạc ở khu vực này đều bị ảnh hưởng nặng nề khi vắng bóng du khách Trung Quốc trong vài năm qua.

Giờ đây, ngành du lịch Đông Nam Á đang chuẩn bị chào đón du khách Trung Quốc trở lại.

Citi cho biết, năm 2019, 155 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, chi 254,6 tỷ USD, tức gần bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.

Tại Việt Nam, gần 1/3 trong số 18 triệu lượt khách nước ngoài trong năm 2019 là từ Trung Quốc. Trong khi đó, khoảng 1/5 lượt khách quốc tế đến Singapore là người Trung Quốc, với mức chi tiêu tới 900 triệu USD.

Thái Lan dự kiến đón 5 triệu du khách Trung Quốc trong năm 2023, tương đương gần một nửa của 10,99 triệu khách năm 2019. Du lịch chiếm gần 20% thu nhập quốc gia của Thái Lan trước đại dịch, trong đó Trung Quốc là nguồn khách nước ngoài lớn nhất.

Malaysia dự kiến đón 1,5 - 2 triệu khách du lịch Trung Quốc trong năm 2023, trước đại dịch, con số này là 3 triệu.

Hiệp hội Tour và Đại lý Du lịch Malaysia, đang chuẩn bị cho cuộc trình diễn lưu động tại các thành phố Trung Quốc để thu hút du khách, phó chủ tịch hiệp hội Ganeesh Rama tiết lộ.

Các quan chức khu vực cũng trấn an những lo ngại về vấn đề dịch bệnh. Singapore cho biết dân số có khả năng miễn dịch cao bở khoảng 40% người dân đã mắc COVID-19 và 83% đã tiêm chủng trong khi năng lực chăm sóc sức khỏe được củng cố.

Tiến sĩ Karen Grepin - Đại học Hong Kong nhất trí với cách tiếp cận này, đồng thời chỉ ra, “mỗi ngày, các quốc gia cho nhập cảnh hàng nghìn ca mắc COVID-19 từ khắp thế giới”.

Tại Bali, bà Ida Bagus Agung Parta - Chủ tịch hội đồng du lịch của hòn đảo - cho biết, người lao động ngành du lịch sẽ tiêm liều nhắc lại thứ 2 vaccine COVID-19 trong tháng này.

Theo nguồn: laodong.vn

Các tin khác

Bất động sản Trung Quốc và rủi ro từ việc nới lỏng tiền tệ quá mức

Bất động sản Trung Quốc và rủi ro từ việc nới lỏng tiền tệ quá mức

Đợt suy giảm năm 2022 trên thị trường bất động sản Trung Quốc tệ hại nhất trong thời gian gần đây. Doanh số bán bất động sản giảm nhanh hơn so với trước đây.
Kinh tế Mỹ hạ nhiệt tăng trưởng đáng kể

Kinh tế Mỹ hạ nhiệt tăng trưởng đáng kể

Trong quý cuối năm 2022, GDP tại Mỹ tăng trưởng ở tốc độ 2,9%, giảm đáng kể so với con số 3,2% của quý 3/2022.
Kinh tế Mỹ, châu Âu trái chiều ở thời điểm đầu năm 2023

Kinh tế Mỹ, châu Âu trái chiều ở thời điểm đầu năm 2023

Sự trái chiều này cho thấy rằng kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục mất đi động lực còn kinh tế châu Âu tạm thời vẫn đang bình ổn, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Tín hiệu đáng ngại khi doanh số điện thoại thông minh toàn cầu sụt mạnh chưa từng thấy

Tín hiệu đáng ngại khi doanh số điện thoại thông minh toàn cầu sụt mạnh chưa từng thấy

Việc doanh số bán điện thoại thông minh giảm sâu trên khắp các thị trường lớn của thế giới là kết quả trực tiếp từ việc nhu cầu suy giảm và tình trạng gián đoạn sản xuất diễn ra ở nhiều nơi.
GDP sụt giảm lần đầu trong hơn 2 năm, Hàn Quốc cam kết gấp rút hỗ trợ xuất khẩu

GDP sụt giảm lần đầu trong hơn 2 năm, Hàn Quốc cam kết gấp rút hỗ trợ xuất khẩu

Yếu tố kéo GDP Hàn Quốc sụt giảm chính là xuất khẩu 5,8% và tiêu dùng cá nhân giảm 0,4%, chi tiêu chính phủ tăng 3,2%, theo ước tính của BOK.
Tổ chức tài chính lớn nhất Trung Quốc dự báo giá vàng lập kỷ lục trong năm nay

Tổ chức tài chính lớn nhất Trung Quốc dự báo giá vàng lập kỷ lục trong năm nay

Một trong những ngân hàng trung ương gây bất ngờ cho thị trường vàng vào cuối năm ngoái là Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ thoát đà bán tháo ngoạn mục

Chứng khoán Mỹ thoát đà bán tháo ngoạn mục

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ không khỏi băn khoăn khi mà dự báo triển vọng kinh doanh của một số doanh nghiệp công nghệ lớn tại Mỹ phát đi thông điệp bi quan.
Mua vào liên tục, Trung Quốc hiện đã dự trữ hơn 2.000 tấn vàng

Mua vào liên tục, Trung Quốc hiện đã dự trữ hơn 2.000 tấn vàng

Trong năm 2022, lượng vàng từ Thụy Sỹ nhập khẩu vào Trung Quốc cao nhất trong 4 năm, Trung Quốc mua vào 524 tấn vàng trị giá ước tính khoảng 33 tỷ USD.
Trung Quốc chạy đua cấp phép, bỏ trần sở hữu hoàn toàn với doanh nghiệp tài chính ngoại

Trung Quốc chạy đua cấp phép, bỏ trần sở hữu hoàn toàn với doanh nghiệp tài chính ngoại

Quá trình đẩy mạnh cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp và chuyên gia quản lý quỹ nước ngoài bắt đầu được khởi động từ Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 20 vào tháng 10/2022.
Giá dầu sụt mạnh khi tâm lý u ám về tăng trưởng kinh tế toàn cầu dâng cao

Giá dầu sụt mạnh khi tâm lý u ám về tăng trưởng kinh tế toàn cầu dâng cao

Dự trữ dầu thô Mỹ tăng trưởng khoảng 3,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 20/1/2022, theo các nguồn tin thị trường viện dẫn số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ (API) vào ngày thứ Ba.
Châu Âu trước thềm thay đổi quan trọng trên thị trường năng lượng

Châu Âu trước thềm thay đổi quan trọng trên thị trường năng lượng

Chuyên gia cao cấp tại tổ chức môi giới hàng hóa của châu Âu cho biết hiện đang có khả năng sẽ có nhiều yếu tố thiếu hụt do vấn đề vận chuyển khi mà Trung Quốc mở cửa nền kinh tế.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh bởi kỳ vọng Fed chuyển hướng chính sách

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh bởi kỳ vọng Fed chuyển hướng chính sách

Thị trường chứng khoán đã hồi phục trước thềm năm 2023 bởi nhà đầu tư dự báo nhiều hơn về khả năng lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến cho Fed hãm tốc độ nâng lãi suất và thậm chí có thể giảm lãi suất.
Nguyên nhân khiến Fed khó có thể tuyên bố chắc chắn về định hướng lãi suất đồng USD

Nguyên nhân khiến Fed khó có thể tuyên bố chắc chắn về định hướng lãi suất đồng USD

Nhiều khả năng Fed sẽ không thể nói chính xác được về định hướng chính sách tiền tệ, lãi suất trong tương lai bởi những quyết định tiếp theo sẽ còn phụ thuộc vào dữ liệu của nền kinh tế.
Nguy cơ lạm phát toàn cầu bị "thổi bùng" từ việc Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế

Nguy cơ lạm phát toàn cầu bị "thổi bùng" từ việc Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế

Trung Quốc chắc chắn sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi kinh tế phục hồi, vì vậy nó làm đẩy tăng áp lực lên giá dầu và nhiều loại hàng hóa khác.
Hoạt động khai thác dầu ngoài khơi đang phát triển bùng nổ như thế nào?

Hoạt động khai thác dầu ngoài khơi đang phát triển bùng nổ như thế nào?

Cuộc tìm kiếm dầu ngoài khơi lại tiếp tục được triển khai, nguyên nhân chính do nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao, nguồn cung dầu chịu nhiều gián đoạn do căng thẳng Nga - Ukraine và giá dầu thô cao.
Quả bom tiết kiệm 720 tỷ USD của Trung Quốc sẽ mang đến cú huých quan trọng toàn cầu?

Quả bom tiết kiệm 720 tỷ USD của Trung Quốc sẽ mang đến cú huých quan trọng toàn cầu?

Các hộ gia đình Trung Quốc có thể không hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ thất nghiệp thời kỳ đại dịch hoặc hỗ trợ giải cứu tại Nhật, Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên họ cũng tiết kiệm rất nhiều.
Nhận định những yếu tố có thể đẩy giá vàng chạm ngưỡng 2.000USD sau vài tháng tới

Nhận định những yếu tố có thể đẩy giá vàng chạm ngưỡng 2.000USD sau vài tháng tới

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, đợt tăng giá tháng 1/2023 của vàng đã đưa vàng lên ngưỡng giá cao nhất trong vòng 9 tháng, giá vàng đã tăng hơn 5% tính từ đầu năm nay.
Người giàu nhất châu Á sẽ bành trướng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu trong năm 2023

Người giàu nhất châu Á sẽ bành trướng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu trong năm 2023

Nhà sáng lập Adani Group Gautam Adani (Ấn Độ) đã có một năm rất thịnh vượng. Ông vượt qua người đồng hương Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á.
Vì sao tỷ phú Jack Ma đang xuất hiện ngày một nhiều trước công chúng?

Vì sao tỷ phú Jack Ma đang xuất hiện ngày một nhiều trước công chúng?

Từ năm 2020 khi mà chính quyền Bắc Kinh hủy đợt niêm yết cổ phiếu của tập đoàn tài chính Ant và sau đó đến Alibaba vì lý do chính sách, tỷ phú Jack Ma này đã trở nên kín tiếng.
Bất động sản thế giới và “quả bom nợ” 175 tỷ USD

Bất động sản thế giới và “quả bom nợ” 175 tỷ USD

Khoảng thời gian hơn nửa thập kỷ nguồn tiền dễ dãi giờ đây đã đột ngột gián đoạn, chính vì vậy nó gây khó cho hàng loạt doanh nghiệp bất động sản trên toàn cầu.
Xem thêm
Phiên bản di động