Đột phá hạ tầng, tạo "đòn bẩy" vận tải thủy

03/12/2022 11:23 Thương trường Quang Toàn
Việt Nam có mạng lưới đường thủy nội địa rộng khắp, rất thuận lợi cho hoạt động vận tải và được đánh giá còn nhiều tiềm năng để mở rộng phát triển.

Đặc biệt, Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với nguồn vốn lớn, nhiều cơ chế đột phá, ngành đường thủy kỳ vọng có đòn bẩy để cải thiện về kết cấu hạ tầng.

Chú thích ảnh
Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN

Khơi dậy tiềm năng vận tải thủy

Ông Lê Minh Đạo, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhìn nhận, hệ thống đường thủy có tiềm năng lớn và thế mạnh về vận chuyển hàng hóa giá rẻ cự ly trung bình (300-500km) so với đường bộ, đường sắt. Tuy nhiên, đến nay, đường thủy vẫn chưa khai thác được tiềm năng này, chưa tạo được sự cạnh tranh so với loại hình vận tải khác bởi điểm nghẽn về hạ tầng và nguồn vốn đầu tư.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cảng - Đường thủy và thềm lục địa Việt Nam, hiện đầu tư cho đường thủy nội địa; trong đó có hạ tầng rất thấp. Mặc dù thị phần vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa chiếm gần 20%, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư cho đường thủy chỉ hơn 1%.

Nguồn vốn hạn hẹp nên một số tuyến đường thủy trọng điểm đang bị hạn chế khả năng vận tải, lưu thông do tồn tại các nút thắt về cầu vượt sông, kênh có tĩnh không thấp như: cầu Đuống, Đồng Nai, Phước Long, Măng Thít, Nàng Hai, Rạch Ông, An Long... Ngoài ra, tính liên kết vùng, liên kết với các phương thức vận tải khác của vận tải thủy còn kém. Hoạt động logistics lĩnh vực đường thủy còn nhiều hạn chế… Riêng khu vực phía Bắc, sản lượng vận tải container còn thấp.

Mặc dù còn những tồn tại, khó khăn nhưng theo đại diện Tổng công ty Tư vấn thiết kế (TEDI), ngành đường thủy hiện có những thuận lợi về cơ chế chính sách khi Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp đó là Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch và Quyết định số 21/2022/QĐ-TTg phê duyệt cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.

Theo đó, có 6 dự án sử dụng vốn ngân sách giai đoạn 2021-2030 gồm: Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống); Dự án WB6 - giai đoạn bổ sung vốn (kênh nối Đáy - Ninh Cơ); Dự án Nâng cấp tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình qua sông Luộc (Hành lang đường thủy số 2); Nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái (sông Hồng); Nâng cấp tuyến vận tải thủy Vạn Gia - Ka Long; Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Bắc).

Cùng với đó, phát triển kết cấu hạ tầng, kết nối với cảng biển cửa ngõ, cảng biển quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm, cảng cạn (ICD), đẩy mạnh phát triển các tuyến vận tải container, tuyến vận tải sông biển (VR-SB), phát triển đội tàu chuyên dùng (container, lái mũi, cabin nâng hạ, sà lan khớp nối mềm…), đưa tàu trọng tải lớn vào sâu trong nội địa.

Cụ thể chính sách khuyến khích đầu tư

Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải dự báo đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa đạt khoảng 715 triệu tấn, tăng bình quân 8,65%/năm; vận chuyển hành khách khoảng 397 triệu lượt khách, tăng bình quân 4,6%/năm; thị phần vận tải thủy nội địa đạt 16,24% về hàng hóa và 3,79% về hành khách.

Với hành lang pháp lý, khung cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, đại diện Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải nhận định sẽ là động lực và cơ hội lớn để đường thủy nội địa có thể thu hút nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp đang khai thác, vận hành các chuỗi dịch vụ đa phương thức.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cảng - Đường thủy và thềm lục địa Việt Nam cho rằng, đối với đầu tư hạ tầng, vẫn phải dành vốn ngân sách tương xứng, đáp ứng đồng bộ hóa để khai thác hiệu quả toàn tuyến vận tải thủy. Cùng đó là đầu tư hạ tầng kết nối với các phương thức vận tải khác. Với huy động vốn ngoài ngân sách, cần có chính sách, cơ chế ưu tiên, ưu đãi riêng cho lĩnh vực đường thủy nội địa để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.

Theo đại diện Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, xây dựng kết cấu hạ tầng và mua sắm đóng mới phương tiện luôn cần một khối lượng vốn lớn nhưng lại thu hồi chậm. Hiện các doanh nghiệp đều phải vay ngân hàng thương mại theo lãi suất thị trường với thời gian trung hạn 5 năm.

“Như vậy rất khó và dễ rủi ro cho doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch đầu tư. Vì vậy, nhà nước nên có chương trình tài chính giúp doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng và mua sắm phương tiện phục vụ cho ngành giao thông vận tải thủy nội địa, có thể là một gói vay vốn ưu đãi trong thời gian từ 10-15 năm cùng lãi suất ổn định và thấp hơn thị trường”, đại diện Hội Vận tải
thủy nội địa Việt Nam đề nghị.

Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam phân tích, điều quan trọng nhất để đường thủy tăng sức cạnh tranh là thời gian vận chuyển nhanh hơn và nâng cao năng suất vận chuyển, khai thác được phương tiện trọng tải lớn, góp phần tiết kiệm chi phí giá thành vận tải. Để làm được điều này, cần sớm đầu tư nâng cấp cải tạo tuyến kênh, nạo vét đạt tiêu chuẩn luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính, đầu tư các cảng cạn nhằm tiếp nhận được phương tiện thủy vào xếp, dỡ hàng hoá.

Đưa ra các giải pháp phát triển vận tải đường thủy nội địa trong thời gian tới, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ xem xét miễn phí cơ sở hạ tầng đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường thủy nội địa. Điều này nhằm tăng tính cạnh tranh, góp phần dịch chuyển cơ cấu vận tải, hàng hóa chuyển từ đường bộ xuống đường thủy nội địa và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ.

Bộ Giao thông Vận tải cũng nghiên cứu phát triển phương tiện thủy nội địa chuyên dùng, chở container phù hợp với đặc thù kết cấu hạ tầng (luồng tuyến, tĩnh không cầu…) đường thủy nội địa theo từng khu vực và tuyến vận tải ven biển. Bộ cũng khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cảng theo cụm, kết nối thuận lợi tối đa với đường bộ, cảng cạn, tạo điều kiện hình thành các cảng đầu mối có quy mô lớn có công nghệ bốc xếp hiện đại, tiến tới hình thành các Trung tâm logistics đường thủy nội địa và tham gia vận tải đa phương thức.

Đặc biệt, các tỉnh, thành phố quan tâm bố trí đất dọc theo các tuyến đường thủy nội địa chính để hình thành những cụm cảng ở khu vực thuận lợi cho việc kết nối với các khu công nghiệp, khu chế xuất… và hình thành tuyến vận tải thủy container kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế, để tối ưu hoá hiệu quả hoạt động vận tải, đặc biệt phục vụ cho xuất nhập khẩu…

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian tới sẽ tập trung triển khai, cụ thể hóa 9 hành lang vận tải thủy trong quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để khai thác lợi thế đường thủy nội địa đồng thời sẽ ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển vận tải ven bờ một cách tốt nhất.

Bộ Giao thông Vận tải cũng khuyến khích hình thành các doanh nghiệp, các tập đoàn vận tải thủy nội địa lớn để quy tụ, hình thành các doanh nghiệp lớn với đội tàu hùng mạnh để khai thác có hiệu quả, đóng góp tỷ trọng vận tải hàng hóa lớn, giảm tải cho vận tải đường bộ, đường sắt.

Theo nguồn: baotintuc.vn

Các tin khác

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

Sau khi khấu trừ các chi phí, Hoàng Anh Gia Lai lỗ thuần 163 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ công ty ghi nhận lợi nhuận khác hơn 247 tỷ đồng. Kết quả, Hoàng Anh Gia Lai báo lãi ròng 113 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Doanh nghiệp bất động này đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng. Được biết, đây là lần thứ 2 trong tháng 7 doanh nghiệp thông báo về việc trái chủ đồng ý hoán đổi tài sản khác.
Doanh thu của Vietnam Airlines  tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Doanh thu của Vietnam Airlines tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt doanh thu hơn 44.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.
Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

HĐQT CTCP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) mới đây đã thông qua phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu với tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng.
BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

Quý II/2023, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) gặp khó khi ghi nhận doanh thu sụt giảm 167 lần so với cùng kỳ, xuống chỉ còn vỏn vẹn 5 tỷ đồng.
Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí đã chính thức huỷ niêm yết trên sàn.
Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Bộ Công Thương mới đây đổi phương án đề xuất, tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) khỏi EVN để lập công ty TNHH MTV, thay vì là đơn vị sự nghiệp.
Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Trước đó Chứng khoán Bảo Việt cũng đã đăng ký bán giải chấp 15 triệu cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Tập đoàn Egroup.
Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Việc hàng chục cửa hàng xăng dầu dừng hoạt động đã gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp nhiên liệu phục vụ nhu cầu đi lại.
Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Chứng khoán Bảo Việt dự kiến bán 15 triệu cổ phiếu IBC do Tập đoàn Giáo dục Egroup sở hữu. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 22/6 - 12/7 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Bình Thuận cần quyết liệt giải quyết các vướng mắc, đặc biệt là về pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

Cuối tháng 11/2022, VinFast đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của hãng khi lô xe điện đầu tiên gồm 999 chiếc VinFast VF8 bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ.
EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

Sau khi tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã bố trí nhân sư trực tiếp điều hành A0.
Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã xử phạt 7,5 triệu đồng với cựu Chủ tịch Bamboo Airways do đã có hành vi đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự của một chủ tịch nhà băng.
Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Công ty TNHH Xây dựng phát triển Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá quyền khai thác mỏ đất diện tích 10ha, tài nguyên dự báo khoảng 900.000m3 đất với giá 10,485 tỷ đồng, gấp 5,8 lần so với giá khởi điểm.
Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Nhất Tín và A Ba trong danh mục đầu tư của Mekong Capital đều báo lỗ trong năm 2022. Mức lỗ lần lượt của hai công ty này là 25 tỷ đồng và 46 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Nhận định chung về nền kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu.
Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập

Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập

Thông tin trên được Chính phủ nêu trong báo cáo gửi Quốc hội về đánh giá bổ sung kinh tế xã hội 2022, tình hình năm 2023. Nội dung này sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp khai mạc ngày 22/5.
Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm

Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như Manulife Việt Nam hay AIA Việt Nam mỗi năm đều chi hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng cho hoạt động truyền thông.
Xem thêm
Phiên bản di động