Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Doanh nghiệp thích ứng ra sao? |
Dự luật cũng nhằm cụ thể hóa các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về quyền con người, quyền công dân, quyền riêng tư, an ninh mạng, công nghệ thông tin và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số.
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. |
Trực tiếp là Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược An ninh mạng quốc gia, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Luật Dữ liệu 2024, Luật An ninh mạng 2018, Luật An toàn thông tin mạng 2015.
Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) nêu thực tế, thời gian qua hiện tượng lộ lọt dữ liệu cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Từ những thông tin tưởng như vô hại như số điện thoại, địa chỉ email đến thông tin về tài khoản ngân hàng, hồ sơ y tế đều có thể bị thu thập, mua bán, sử dụng một cách trái phép.
Hệ quả là các hành vi lừa đảo qua mạng bùng phát mạnh mẽ, dù các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền và đấu tranh với loại tội phạm này, gây phần nào bất ổn trong xã hội và ảnh hưởng tới niềm tin của người dân.
Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng Quốc hội xem xét ban hành Luật này là hết sức cấp thiết nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền con người trong không gian số và thúc đẩy phát triển kinh tế số một cách an toàn, bền vững.
![]() |
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương). |
Nhất trí với sự cần thiết ban hành luật như Tờ trình Chính phủ nêu và Báo cáo thẩm tra, ĐBQH Trần Thị Thu Phước (Đoàn Kon Tum) cho biết thực tế hiện nay còn nhiều hạn chế trong nhận thức của một bộ phận người dân liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân khi sử dụng thiết bị công nghệ, như camera an ninh, internet vạn vật...
Trong đó, những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ thu thập dữ liệu cá nhân ngoài sự kiểm soát của người dùng hoặc yêu cầu quyền thu thập dữ liệu không cần thiết vào thông tin của người dùng. Dữ liệu từ các thiết bị này có thể được lưu trữ và xử lý bởi các đơn vị mà người dùng khó kiểm soát, đặc biệt là các máy chủ ở nước ngoài.
“Như vậy, song song với thực thi luật cần có các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng, có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn việc sản xuất, kinh doanh các thiết bị, ứng dụng có khả năng thu thập dữ liệu cá nhân nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dùng", đại biểu Trần Thị Thu Phước đề nghị.
![]() |
ĐBQH Trần Thị Thu Phước (Kon Tum). |
Dẫn báo cáo từ cơ quan chức năng cho thấy, hiện nay hệ thống bảo mật của một số doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ cá nhân.
việc triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu theo tiêu chuẩn đặt ra còn nhiều thách thức về nguồn lực, đại biểu Trần Thị Thu Phước kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng các chương trình chính sách hỗ trợ đào tạo để các doanh nghiệp này từng bước nâng cao năng lực và đáp ứng yêu cầu đề ra.
![]() |
ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum). |
ĐBQH Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) cũng đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo đã bám sát và thể chế hoá quan điểm của Đảng về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tán thành việc ban hành luật với những cơ sở lý luận, chính trị pháp lý, thực tiễn mà Tờ trình của Chính phủ đưa ra.
![]() |
ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An). |
Đồng tình với sự cần thiết ban hành dự thảo luật vì đáp ứng yêu cầu về quyền con người, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân và yêu cầu chuyển đổi số hiện nay, ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) đánh giá việc dự thảo luật phân biệt các loại dữ liệu cá nhân, bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm là hết sức cần thiết, vì dữ liệu nhạy cảm đòi hỏi các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn.
“Đơn cử, theo quy định của dự thảo việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực sức khoẻ, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, thông tin tín dụng phải áp dụng quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Đây là cách tiếp cận rất đúng xu hướng hiện nay”, đại biểu Hoàng Minh Hiếu nói.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5 Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trước đó, Dự án Luật Bảo vệ cá nhân được Quốc hội thảo luận tại tổ vào ngày 12/5, có 97 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội tham gia đóng góp. Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý qua các ý kiến đóng góp của đại biểu, dự luật này hiện còn 5 chương, 47 điều, giảm 2 chương và 21 điều so với dự luật được Chính phủ trình tại kỳ họp. |
![]() Trong những năm gần đây, vấn nạn đánh cắp, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân đang trở thành một thách thức nghiêm trọng ... |
![]() Nghị định 13/2023/NĐ-CP (Nghị định 13) về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, đặt ra nhiều yêu cầu chặt ... |
![]() Trong bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng các, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang trở thành mục tiêu ... |