Cơ quan kiểm toán Mỹ vào ngày thứ Năm công bố gần đây các cuộc thanh tra sổ sách kế toán đã được tiến hành mà không có sự can thiệp của giới chức Trung Quốc.
Hơn một thập kỷ qua, giới chức Trung Quốc đã từ chối cho phép PCAOB xem xét tổng thể hoặc định kỳ xem sổ sách của các doanh nghiệp đại chúng Trung Quốc bởi viện dẫn đến lý do an ninh quốc gia. Trong năm nay, giới chức Bắc Kinh đã giảm bớt căng thẳng, cho phép phía giới chức Mỹ thực thi quyết định việc yêu cầu daonh nghiệp hủy niêm yết nếu không chịu công bố sổ sách kế toán trong 3 năm.
Đến mùa hè năm nay, ước tính khoảng 160 doanh nghiệp Trung Quốc bị xếp vào nhóm không tuân thủ với luật mới và dự kiến từ năm 2024 sẽ bị bắt buộc hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ.
Chủ tịch PCAOB, bà Erica Williams, khẳng định: “Thông báo mới nhất không nên được hiểu thành mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp đại chúng Trung Quốc và Hồng Kông đã được giải quyết. Nó là sự thừa nhận lần đầu tiên trong lịch sử về việc phía Mỹ có thể thực hiện kiểm tra toàn diện để loại bỏ những vấn đề cần thiết và buộc các doanh nghiệp có trách nhiệm giải quyết nó”.
Gần đây, PCAOB đã đưa 30 nhân viên đến Hồng Kông làm việc liên tục trong 9 tuần liên tiếp, quy mô của đội thanh tra này như vậy gấp đôi so với bình thường. Thậm chí, thời gian của họ ở Hồng Kông cũng dài gấp 3 lần so với bình thường.
Nhóm này đã xem xét đến sổ sách kế toán của 8 doanh nghiệp tại 2 công ty kiểm toán bao gồm KPMG tại Trung Quốc và PricewaterhouseCoopers ở Hồng Kông, trong đó bao gồm những doanh nghiệp nhà nước và các nhiều doanh nghiệp làm việc trong những ngành nhạy cảm.
Các cuộc thanh tra này diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2022 sau khi vào tháng 8/2022 giới chức Washington và Bắc Kinh đã có được thỏa thuận lịch sử. PCAOB đã có những sự thận trọng cao độ trong công việc kiểm toán và có thể lắng nghe giải trình từ tất cả những nhân sự liên quan.
Tại Hồng Kông, nhân viên của PCAOB đã rà soát sổ sách kế toán của nhiều doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp thương mại điện tử lớn Alibaba, doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhà hàng Yum Holdings.
Hiện tại đang có 262 doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ với tổng giá trị thị trường ước tính khoảng 775 tỷ USD tính đến 30/9/2022, theo Ủy ban Rà soát An ninh Kinh tế Mỹ (ESRC).
Tuy nhiên, căng thẳng Mỹ - Trung Quốc vẫn còn leo thang ở một số lĩnh vực khác. Bộ Thương mại Mỹ ngày 15/12 đưa 36 công ty Trung Quốc bao gồm các nhà sản xuất hàng đầu chip máy tính tiên tiến vào 'Danh sách thực thể” bị hạn chế nghiêm ngặt trong việc tiếp cận bất kỳ công nghệ nào của Mỹ.
Bộ trên cho biết động thái này nhằm hạn chế "những nỗ lực của Trung Quốc để có được và sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo cho các nỗ lực hiện đại hóa quân đội".
Theo quy định của Mỹ, bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào cung cấp nguyên vật liệu hoặc dịch vụ cho các thực thể này phải được cấp phép trước khi vận chuyển hàng hóa. Như vậy, các công ty có tên trong "Danh sách thực thể" nói trên sẽ bị chặn mua chip hay bất cứ công nghệ nào từ các nhà cung cấp của nước này, trừ khi họ có giấy phép xuất khẩu đặc biệt từ Bộ Thương mại Mỹ.
Quyết định mới ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu của Trung Quốc là Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) và Hua Hong Semiconductor Ltd, cũng như các nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu Yangtze Memory Technologies (YMTC) và Công nghệ bộ nhớ Changxin (CXMT).
Thông tin trên được đưa ra không lâu sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 10 đã công bố một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn nhằm hạn chế khả năng mua và sản xuất chip cao cấp của Trung Quốc.
Theo quy định mới, các công ty Mỹ phải ngừng cung cấp cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc thiết bị có thể sản xuất chip tương đối tiên tiến, bao gồm loại chip logic dưới 16 nanomet (nm), chip DRAM dưới 18 nm và chip NAND có 28 lớp trở lên, trừ khi có giấy phép.