HSBC: Việt Nam cần thận trọng với những khó khăn đang tăng lên

05/01/2023 14:09 Tài chính Ngọc Diệp
Theo các chuyên gia HSBC, rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng là những khó khăn đang gia tăng, động lực bên ngoài đã giảm tốc.

Theo HSBC, với mức tăng trưởng 8% trong năm qua, mức cao nhất trong vòng 25 năm qua, Việt Nam đã sẵn sàng trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Tuy nhiên, những khó khăn cũng đang tăng lên ảnh hưởng đến nền kinh tế, nên Việt Nam cần thận trọng.

Trong báo cáo mới nhất vừa công bố, Ngân hàng HSBC kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải 5,8% trong năm 2023, do sự suy yếu của lĩnh vực bên ngoài và hiệu ứng mở cửa trở lại dần phai nhạt.

2023 – Một năm thách thức

Theo HSBC, 2023 sẽ là một năm thách thức. Rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng là những khó khăn trong thương mại đang gia tăng. Động lực bên ngoài của Việt Nam đã giảm tốc mạnh trong vài tháng qua và triển vọng không chắc chắn trong năm mới khi tăng trưởng của các đối tác thương mại lớn được dự báo sẽ chậm lại.

Trong khi đó, lạm phát cao cũng là vấn đề cần lưu tâm chặt chẽ khi Việt Nam tiếp tục chứn gkiến áp lực lạm phát mạnh lên, đặc biệt là giá hàng hóa cơ bản. HSBC dự báo tăng trưởng sẽ chậm lại ở mức 5,8% và lạm phát bình quân tăng lên 4% trong năm 2023.

Những điềm sáng

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều lý do để lạc quan. Một trong số đó là ngành du lịch của Việt Nam còn nhiều cơ hội để tiếp tục phục hồi. Cụ thể, Trung Quốc mở cửa trở lại từ 8/1 nhiều khả năng sẽ mang lại cú hích cần thiết.

Thêm nữa, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn FDI, phần nào bù đắp cho những khó khăn trong thương mại hiện tại. Không chỉ những ông lớn trong ngành công nghệ truyền thống như Samsung và LG tiếp tục kế hoạch mở rộng ở Việt Nam mà cả những nhà đầu tư mới như Apple cũng đã thêm dây chuyền sản xuất ở Việt Nam trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 25 năm

Ba ngày trước thềm năm mới 2023, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á công bố số liệu năm 2022 với những con số ấn tượng cho một năm đầy thách thức. Kinh tế Việt Nam trong quý 4/2022 tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, hơi thấp so với mức kỳ vọng của HSBC là 6,2% nhưng cao hơn dự báo của thị trường là 4,6%.

Kết quả này đưa tăng trưởng của cả năm 2022 lên 8,0%, gần như tương đương với dự báo của HSBC là 8,1%, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất của Việt Nam kể từ năm 1997. Việt Nam nhiều khả năng dễ dàng lại lọt vào nhóm các nước tăng trưởng vượt trội của châu Á lần nữa, có thể chỉ sau Malaysia (HSBC: 8,4%). Mặc dù vậy, Việt Nam không nên ngủ quên trên chiến thắng vì ẩn dưới con số tăng trưởng đẹp đẽ này là những rủi ro tiềm ẩn đối với tăng trưởng của năm 2023.

HSBC: Việt Nam cần chú ý đến những rủi ro tiềm ẩn của kinh tế năm 2023

Tương tự quý 3/2022, nhu cầu trong nước phục hồi ổn định thúc đẩy phát triển dịch vụ mạnh mẽ trong Quý 4. Doanh thu bán lẻ tiếp tục đà tăng trưởng trong Quý 4, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ thị trường lao động được cải thiện, tiêu dùng cá nhân của Việt Nam đã lấy lại tốc độ như thời trước đại dịch là khoảng 7%. Mặc dù vậy, những dấu hiệu ban đầu đang cho thấy những yếu tố thuận lợi trong nước đang giảm dần. Thật vậy, tổng mức bán lẻ đã đạt đỉnh và đà tăng trưởng của tháng 12 cho thấy sự giảm nhẹ. Một phần nguyên nhân dẫn tới sự suy yếu này là do tốc độ phục hồi chậm của ngành du lịch.

Thật vậy, sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam đã và đang chậm so với các nước khác trong khu vực. Trong năm 2022, Việt Nam đón khoảng 3,6 triệu lượt khách, đạt 70% chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, mức này chỉ bằng 20% so với năm 2019, thấp hơn mức 28% của Singapore (5 triệu lượt khách trong tháng 11) và mức 25% của Thái Lan (hơn 11 triệu lượt khách theo các quan chức). Mặc dù không quá phụ thuộc vào du lịch như Thái Lan, Việt Nam không thể xem nhẹ tầm quan trọng của ngành này đối với thị trường việc làm trong nước. Khoảng 25% lực lượng lao động làm việc trong các ngành liên quan đến ăn uống và lưu trú và đặc biệt, thị trường việc làm phi chính thức của Việt Nam còn chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ du lịch.

Mới đây, Trung Quốc thông báo mở cửa trở lại kể từ ngày 8/1, đây có thể là cú hích cần thiết cho du lịch Việt Nam. Cũng giống như Thái Lan, nguồn khách du lịch lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc đại lục với tỷ trọng là 30%. Thêm nữa, Việt Nam đang cân nhắc các biện pháp để giúp đạt được mục tiêu thu hút 8 triệu du khách. Ví dụ như các quan chức đang kêu gọi kéo dài thời gian miễn thị thực cho khách nước ngoài lên 30 ngày và triển khai thị thực điện tử (e-visa) cho công dân tất cả các nước.

Hiện tại, Việt Nam mới chỉ miễn thị thực cho du khách đến từ 24 nước với thời hạn lưu trú 15 ngày, chủ yếu là các quốc gia thuộc tổ chức Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD - Organization for Economic Cooperation and Development) và ASEAN, trong khi Malaysia miễn thị thực cho 162 quốc gia, Philippines miễn thị thực cho 157 quốc gia và Thái Lan miễn thị thực cho 65 quốc gia.

Bất chấp một vài lợi thế trong nghịch cảnh, rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng chính là những khó khăn trong thương mại. Đó là lý do khiến GDP quý 4/2022 mang đến một bất ngờ nhỏ với sản lượng sản xuất chỉ tăng có 3% so với cùng kỳ năm trước. Thật vậy, tình hình sản xuất có phần ảm đạm của Việt Nam là hình ảnh phản chiếu của lĩnh vực bên ngoài đang yếu đi bởi Việt Nam đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu dao động của các nước phương Tây. Xuất khẩu sụt giảm 14,0% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước, sự suy yếu diễn ra trên diện rộng ở các ngành hàng chính, đặc biệt là điện tử.

Trong khi đó, nhập khẩu cũng giảm mạnh 8,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là ở nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến công nghệ. Điều này có thể được hiểu là Việt nam đang ở thế “đứng mũi chịu sào” bị ảnh hưởng từ chu kỳ công nghệ toàn cầu đang “hạ nhiệt” với bản chất hoạt động sản xuất hàng điện tử đòi hỏi nhập khẩu nhiều. Thật vậy, triển vọng sản xuất của Việt Nam đang bắt đầu nhìn thấy thách thức với bằng chứng là chỉ số PMI mới nhất tiếp tục lao dốc xuống 46,4 trong tháng 12, mức thấp nhất trong vòng 1,5 năm qua.

Trong khi thặng dư thương mại cải thiện trong Quý 4, lợi thế về cán cân thương mại nói chung của Việt Nam lại một lần nữa thu hẹp do tình hình xuất khẩu chậm lại và nhập khẩu năng lượng tăng cao trong nửa đầu năm 2022. Điều đó dẫn đến mức thặng dư thương mại thấp, chỉ đạt 4,1 tỷ USD (1% GDP) trong năm 2022. Trong khi dữ liệu cán cân thanh toán của cả năm chưa được công bố, mức thặng dư thương mại thấp này nhiều khả năng sẽ không bù đắp được cho thâm hụt trong thu nhập chính và dịch vụ.

Vì vậy, Việt Nam nhiều khả năng sẽ chứng kiến thâm hụt nhẹ tài khoản vãng lai năm thứ hai liên tiếp, khả năng rơi vào khoảng 1,4% GDP, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi đồng VND. Thật vậy, đồng VND đã chịu áp lực giảm giá lớn trước đồng USD mạnh, khiến tài khoản vãng lai suy yếu và làm suy giảm lợi thế về chênh lệch lợi suất. Để bảo vệ đồng nội tệ, các nhà chức trách đã bán bớt ngoại tệ dự trữ, dự trữ ngoại tệ vốn đã giảm mạnh 20% tính tới Quý 3/2022 so với thời điểm đạt đỉnh vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá đồng USD gần đây cùng với thanh khoản USD được cải thiện đã giúp đồng VND bớt áp lực hơn một chút. Mặc dù vậy, việc tăng giá đồng VND nhiều khả năng sẽ là một quá trình từ từ từng bước một.

Mặc dù vậy, FDI vững vàng tiếp tục là mỏ neo vững chãi cho thương mại của Việt Nam mặc dù triển vọng ngắn hạ vẫn còn thách thức. Trong khi FDI mới giảm 18% trong năm 2022, chỉ giảm nhẹ 1% trong lĩnh vực sản xuất. Một nguyên nhân là những gã khổng lồ ngành công nghệ truyền thống như Samsung và LG đã công bố kế hoạch tiếp tục mở rộng với mức đầu tư trị giá 2 tỷ USD từ Samsung và 4 tỷ USD từ LG nhằm củng cố chuỗi cung ứng ở Việt Nam.

Trong khi đó, báo chí đã đưa tin về việc Apple sẽ bắt đầu sản xuất máy tính MacBooks ở Việt Nam từ giữa năm 2023. Quyết định này không hẳn gây ngạc nhiên vì nhà cung cấp Foxconn của Apple đã thuê 50,5ha đất ở Bắc Giang vào tháng 8 năm ngoái, dự kiến để làm dự án mới có tổng đầu tư trị giá 300 triệu USD. Tất cả những diễn biến này đều cho thấy một điều: Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn ở ASEAN đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khi lạm phát chính của năm đã tương đối thấp ở mức 3,2%, Việt Nam tiếp tục chứng kiến áp lực lạm phát mạnh lên. Tháng 12 là tháng thứ ba liên tiếp lạm phát vượt mức trần 4% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Không chỉ lạm phát cơ bản tăng lên 5% so với cùng kỳ năm trước mà Việt Nam còn chứng kiến giá nguyên liệu thô tăng lên.

Điều này có nghĩa là NHNN nhiều khả năng sẽ tiếp tục chu kỳ thắt chặt. Là ngân hàng trung ương cuối cùng ở ASEAN có động thái điều chỉnh, NHNN đã chủ động bắt kịp xu hướng chung, tăng lãi suất 200 điểm cơ sở trong năm 2022. Trong khi HSBC kỳ vọng NHNN thắt chặt tiền tệ chậm lại khi Fed được dự báo sẽ giảm tốc và biến động ngoại tệ được xoa dịu, chu kỳ tăng lãi suất sẽ còn tiếp tục. HSBC kỳ vọng NHNN sẽ nâng lãi suất tái cấp vốn 50 điểm cơ sở trong quý 1/2023 và quý 2/2023, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 7,0% vào giữa năm 2023.

Các tin khác

Đất nền có thể đón “cơn sốt” sau kỳ lên giá chưa từng có của căn hộ chung cư?

Đất nền có thể đón “cơn sốt” sau kỳ lên giá chưa từng có của căn hộ chung cư?

Từ đầu năm 2024, giá chung cư liên tục lập đỉnh, thậm chí chỉ trong thời gian ngắn giá đã tăng gần 20%.
Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào?

Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xác định ngày làm việc bù cho ngày thứ Hai và cách tính lương ngày làm việc bù trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Agribank tiếp tục triển khai 8.000 tỷ đồng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm, thủy sản

Agribank tiếp tục triển khai 8.000 tỷ đồng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm, thủy sản

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, phát huy vai trò dẫn đầu trong đầu tư phát triển "Tam nông", Agribank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với tổng quy mô 8.000 tỷ đồng từ nay đến hết ngày 30/6/2024.
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.
Nên hay không nên cho con biết về tiền sớm? Khác biệt nằm ở cách định hướng

Nên hay không nên cho con biết về tiền sớm? Khác biệt nằm ở cách định hướng

Để hỗ trợ các phụ huynh cùng con quản lý tài chính, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt tính năng Techcombank Family trên app ngân hàng điện tử Techcombank Mobile.
Bà mẹ quốc dân dạy con “xài tiền” theo cách lạ để con làm chủ tương lai

Bà mẹ quốc dân dạy con “xài tiền” theo cách lạ để con làm chủ tương lai

Khi được cha mẹ mở tài khoản thanh toán với tính năng Techcombank Family, trẻ từ 11 tuổi trở lên được chủ động truy cập tài khoản mang tên mình, với thông tin đăng nhập độc lập, để tự quản lý kế hoạch tài chính, tự chủ chi tiêu trong hạn mức bố mẹ đã thiết lập sẵn.
Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành

Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành

Thấu hiểu tâm tư và khúc mắc của các bậc phụ huynh, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt dịch vụ Techcombank Family hỗ trợ liên kết tài khoản ngân hàng của cha mẹ với tài khoản ngân hàng của con.
VPBank ra mắt thẻ Flex: Chi tiêu linh hoạt, tự do thể hiện cá tính

VPBank ra mắt thẻ Flex: Chi tiêu linh hoạt, tự do thể hiện cá tính

Đáp ứng đa dạng nhu cầu chi tiêu linh hoạt và tối ưu trải nghiệm người dùng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ra mắt dòng thẻ VPBank Flex, tích hợp thẻ ghi nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) trên một thẻ vật lý duy nhất.
Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Sở hữu chiếc thẻ đen “quyền lực” SHB Mastercard World, khách hàng không những nhận được chính sách tài chính, phi tài chính hấp dẫn tại Việt Nam mà còn tận hưởng loạt đặc quyền thượng đỉnh như dịch vụ sân golf, ẩm thực – nghỉ dưỡng đẳng cấp hay phòng chờ sân bay trên toàn thế giới.
NHNN sẽ có chỉ đạo sau vụ khoản nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng của khách hàng tại Eximbank

NHNN sẽ có chỉ đạo sau vụ khoản nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng của khách hàng tại Eximbank

Sau vụ việc chủ thẻ tín dụng nợ 8,5 triệu, phải trả 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, lãnh đạo NHNN cho biết, các ngân hàng phải cung cấp các sản phẩm dịch vụ phải công khai biểu phí và chỉ được thu phí theo biểu phí đó.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm

Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết tại buổi chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính diễn ra ngày 18/3.
Bộ trưởng Tài chính nói về quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện và rủi ro nếu phá sản

Bộ trưởng Tài chính nói về quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện và rủi ro nếu phá sản

Về quỹ hưu trí tự nguyện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện có 4 doanh nghiệp tham gia, trong đó có 10 quỹ đang hoạt động. Theo Bộ trưởng, tham gia quỹ hưu trí này chủ yếu là cán bộ, người lao động trong hệ thống với số lượng trên 5.000 người, còn về phía cán bộ bên ngoài và nhân dân chưa nhiều.
Nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót, người tham gia có quyền đòi nhận lại tiền

Nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót, người tham gia có quyền đòi nhận lại tiền

Bộ trưởng Bộ Tài chính thông tin, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 (sửa đổi) quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi nhận lại tiền, công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.
SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

Tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh, mới đây, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm. Đây được xem là mức lãi suất cho vay cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm hiện nay.
Sắp thanh tra 2 công ty bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

Sắp thanh tra 2 công ty bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

6 doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong kế hoạch thanh tra của Bộ Tài chính năm 2024, trong đó 2 công ty bán chéo sản phẩm qua kênh ngân hàng.
Người lao động một nhóm ngành đang nhận lương hơn 125 triệu đồng/tháng

Người lao động một nhóm ngành đang nhận lương hơn 125 triệu đồng/tháng

Người lao động làm việc trong ngành nghề này hiện hưởng lương cao hơn từ 18-83% so với các ngành nghề khác như nhân viên kinh doanh, bán hàng, truyền thông, marketing, quảng cáo, giáo dục, tài chính, y tế, dược,...
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh,… Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.
Không làm sổ đỏ trước 1/1/2026, người dân có thể phải đóng thêm nhiều tiền

Không làm sổ đỏ trước 1/1/2026, người dân có thể phải đóng thêm nhiều tiền

Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng bảng giá đất mới theo nguyên tắc thị trường kéo theo chi phí làm sổ đỏ có thể tăng rất nhiều.
100% sinh viên thiết kế vi mạch ra trường được các doanh nghiệp chào đón, lương khủng

100% sinh viên thiết kế vi mạch ra trường được các doanh nghiệp chào đón, lương khủng

Mức lương khởi điểm của kỹ sư thiết kế vi mạch mới khoảng 15-20 triệu đồng, nhưng nếu theo nghề 5-10 năm, lương kỹ sư ngành này cao gấp rưỡi IT (Công nghệ thông tin), lên tới 2.500-3.000 USD/tháng (60-70 triệu đồng).
Hà Nội uỷ quyền thẩm định giá bán nhà ở xã hội và chuyển nhượng dự án bất động sản

Hà Nội uỷ quyền thẩm định giá bán nhà ở xã hội và chuyển nhượng dự án bất động sản

UBND TP Hà Nội mới đây ban hành quyết định ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động