![]() |
Ngày 16/6, NHNN công bố các quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 19/6/2023. |
Sáng 1/11, tại hội trường Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã nêu nhiều vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ năm 2023.
Thống đốc cho biết, năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn thách thức trong việc điều hành công tác chính sách tiền tệ, vì kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, hết khó khăn này lại đến khó khăn khác. Trong nước, những khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng chưa thể xử lý trong một thời gian ngắn, tạo áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Đặc biệt khi chính sách tiền tệ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Trong bối cảnh khó khăn đó, NHNN đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bám sát diễn biến tình hình để chủ động tâm thế ứng phó linh hoạt, thực hiện đồng bộ các giải pháp và công cụ chính sách tiền tệ với thời điểm và liều lượng hợp lý để đóng góp vào thành công công chung của nền kinh tế là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Bà Hồng nhấn mạnh: “Khi thiết kế các các chính sách điều hành chính sách tiền tệ, NHNN đã luôn quán triệt theo chỉ đạo của Chính phủ là các chính sách phải ứng phó với những diễn biến cấp thiết trước mắt nhưng cũng phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, các giải pháp căn cơ về trung và dài hạn”.
Vị lãnh đạo NHNN cho biết, điều hành tín dụng là vấn đề luôn được quan tâm, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Thống đốc cho biết, năm 2023, NHNN đã có nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ cả bên cung vốn tín dụng và bên cầu vốn tín dụng.
Cụ thể, đối với bên cung tín dụng, ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra chỉ tiêu, định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm là 14% và đến gần giữa năm đã phân bổ và thông báo cho tất cả các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống với chỉ tiêu khoảng 14%.
NHNN cũng đã điều hành linh hoạt hỗ trợ thanh quản của hệ thống để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thúc đẩy tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế.
Đối với chính sách bên cầu, mặc dù lãi suất thế giới tăng cao nhưng NHNN cũng mạnh dạn điều chỉnh 4lần giảm lãi suất điều hành để định hướng đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022. Nếu tính cả những khoản dư nợ của các khoản cho vay cũ và vay mới thì đã giảm khoảng 1% so với năm 2022 và so với trước đại dịch Covid-19 đã trở về bằng, thậm chí giảm khoảng 0,3%.
NHNN cũng đã ban hành thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; cũng như chủ động đề xuất các cái gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân; gói tín dụng cho thủy sản 15 nghìn tỷ đồng… góp phần thúc đẩy cầu tín dụng. Tổ chức nhiều hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tín dụng tại các cái địa phương.
![]() Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm trong những phiên giao dịch gần đây. |